fbpx

Tin tức

Vì sao mẹ bầu hay bị chuột rút?

Chuột rút có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng có xu hướng gia tăng khi tuổi cao và đặc biệt là ở phụ nữ mang bầu.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chuột rút

Dây chằng bị kéo căng

Ngoài ra, vào đầu thai kì, bà bầu hay bị ốm nghén, nôn ói và không ăn uống được khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, mất nước, mất cân bằng điện giải… dẫn đến chứng co cứng cơ. Khi em bé lớn dần lên, tử cung của mẹ cũng phải giãn rộng ra để có đủ không gian cho con; điều này đồng nghĩa với các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng, gây nên các cơn đau nhức, co rút ở vùng bụng,…

Thiếu canxi

Một nguyên nhân phổ biến khác khiến bà bầu bị chuột rút là do thiếu canxi. Trong giai đoạn mang thai, nhất là những thai kỳ cuối nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao để “phục vụ” cho sự phát triển của bé. Khi lượng canxi không được cung cấp đầy đủ, cơ thể mẹ có xu hướng tự “rút” canxi để truyền cho bé. Thiếu canxi khiến cơ bắp mẹ đau nhức, dễ căng cứng cơ, co rút,…

Bà bầu bị chuột rút không chỉ đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, nhất là giấc ngủ khiến sức khỏe của cả mẹ và bé đều không được đảm bảo. Vì thế, ngay từ đầu thai kỳ, mẹ cần tìm hiểu thật kỹ về hiện tượng này để có cách khắc phục hiệu quả.

Chuột rút thường xuất hiện nhiều ở tháng cuối thai kỳ (Nguồn: Internet)

Trọng lượng tăng nhanh

Tình trạng bà bầu bị chuột rút có nhiều nguyên nhân có thể là do trọng lượng cơ thể ngày càng tăng lên, gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân dẫn đến hiện tượng chuột rút (nhất là về đêm và càng đến cuối thai kỳ càng xảy ra thường xuyên hơn).

Chứng huyết khối tĩnh mạch 

Khi mang thai, phụ nữ bị hội chứng này cao gấp 5 đến 10 lần. Đây là hiện tượng đông máu, thường xuất phát ở một trong các tĩnh mạch sâu ở dưới chân. Dòng máu khi từ chân di chuyển về tim cần phải chống lại lực hấp dẫn, lại gặp phải áp lực của bụng đang ngày càng đè nặng xuống cộng với sự thay đổi mạnh mẽ của lượng máu và nội tiết tố trong cơ thể, tất cả làm cho quá trình tuần hoàn máu trở nên phức tạp hơn bình thường. Các triệu chứng của hội chứng huyết khối tĩnh mạch tương tự như chuột rút ở chân.

Các cách khắc phục chuột rút ở mẹ bầu
  •  Thường xuyên rèn luyện những bài tập khởi động ở chân như đi bộ, yoga để giúp tuần hoàn máu, hạn chế bị chuột rút.
  •  Nên uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn vào những ngày nắng nóng và sau khi tập thể dục.
  •  Massage các vùng bụng, tay, chân, lưng,… để cải thiện lưu thông tuần hoàn. Đồng thời làm giảm sưng phù, bớt bị chuột rút, đau lưng và hạn chế tình trạng táo bón khi mang thai.
  •  Các mẹ nên nằm nghiêng về bên trái và để chân cao hơn một chút để hạn chế tê chân. Mẹ có thể kê một chiếc gối hoặc chăn phía dưới chân.
  •  Tránh đứng hoặc ngồi chéo chân một chỗ quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ bị chuột rút. Hãy để đôi chân mình được hoạt động và nghỉ ngơi đúng thời điểm.
  •  Nên bổ sung canxi, magie, vitamin… cho mẹ bầu bằng các loại thực phẩm như cá, sữa, trứng, gà, gan, hải sản, đậu, các loại đậu, rau cải, vừng, các loại giáp xác, các loại rong biển, tía tô…

Tăng cường vận động là phương pháp giảm chuột rút hiệu quả ở mẹ bầu (Nguồn: Internet)

Lưu ý: Trường hợp bị chuột rút ở vùng bụng, mẹ bầu cần hết sức chú ý vì đây cũng có khả năng là dấu hiệu của nguy cơ sảy thai sớm. Tỉ lệ sảy thai khi mẹ bầu bị chuột rút vùng bụng là 1/4 ca. Nguyên nhân do sự đột biến nhiễm sắc thể, hoặc trứng thụ tinh không nằm đúng trong tử cung mà lại nằm ở vùng khung xương chậu. 

Tuy chuột rút là hiện tượng phổ biến ở mẹ bầu nhưng trong nhiều trường hợp lại là dấu hiệu của những bệnh lý, biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt trong những tháng đầu, nếu bất cứ khi nào cảm nhận thấy hiện tượng chuột rút, các mẹ hãy tới các trung tâm y tế uy tín để kiểm tra kỹ lưỡng nhé.

Tin tức liên quan

5 MẸO ĂN DẶM CHO BÉ

5 MẸO ĂN DẶM CHO BÉ

Ăn dặm cho bé trong những tháng đầu đời đòi hỏi ba mẹ phải luôn phải cẩn trọng khi chọn lựa cách thức và thực phẩm phù hợp, nhằm vừa đảm bảo an toàn sức khỏe, vừa cân bằng dinh dưỡng ở bé. Vì vậy, ba mẹ cần tìm hiểu những phương pháp giúp bé [...]
Bật mí cách giao tiếp chuẩn với bé sơ sinh

Bật mí cách giao tiếp chuẩn với bé sơ sinh

Nhu cầu giao tiếp ở bé sơ sinh là rất lớn vì đây là giai đoạn bé đang tập làm quen với thế giới mới. Giao tiếp không chỉ giúp tăng tình cảm giữa mẹ và bé mà còn rất quan trọng cho sự phát triển trí tuệ của bé. Giao tiếp, trò chuyện với [...]
Hiểm họa của phong trào anti vaccine

Hiểm họa của phong trào anti vaccine

Vô vàn bằng chứng khoa học đã chứng minh sự hiệu quả và an toàn của các loại vaccine, nhưng trớ trêu thay, WHO cho biết tỷ lệ tiêm chủng trên toàn cầu đã giảm xuống trong những năm gần đây, chỉ ở mức chấp nhận được nguyên do là những thông tin sai lệch về vaccine, khiến niềm tin của cộng đồng vào thuốc đã giảm đi rất nhiều khiến rất nhiều trẻ đã không được đi chích ngừa.

Bé ngủ ngày thức đêm, mẹ cần làm gì?

Bé ngủ ngày thức đêm, mẹ cần làm gì?

Bé sơ sinh ngủ ngày thức đêm là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình. Làm thế nào để giải quyết tình trạng này? Giấc ngủ được các chuyên gia đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng trong hành trình phát triển của bé. Tuy nhiên, có một số trường hợp bé [...]
BA MẸ ĐI SPA ĐỂ THƯ GIÃN, BÉ THÌ KHÔNG!

BA MẸ ĐI SPA ĐỂ THƯ GIÃN, BÉ THÌ KHÔNG!

Khác với quan niệm bé đi spa là để thư giãn, quy trình spa chuẩn Singapore tại BB Wellness chú trọng vào sự vận động, hỗ trợ bé phát triển toàn diện về thể chất: hệ cơ xương, hệ hô hấp và hệ thần kinh. Bé đi spa là để vận động, giải phóng năng [...]
VỆ SINH RỐN CHO BÉ SƠ SINH ĐÚNG CÁCH

VỆ SINH RỐN CHO BÉ SƠ SINH ĐÚNG CÁCH

Vùng rốn bé sơ sinh trong những ngày đầu mới chào đời thường rất mẫn cảm với các tác nhân bên ngoài từ môi trường, nếu không được chăm sóc kỹ sẽ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Vì vậy ba mẹ luôn phải cẩn trọng khi chọn [...]
Cách Massage Chữa Táo Bón Cho Bé

Cách Massage Chữa Táo Bón Cho Bé

Táo bón ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất thường gặp và khiến trẻ dễ bị quấy khóc, chán ăn làm cho bố mẹ lo lắng. Vậy chữa táo bón cho trẻ sơ sinh như thế nào? Hãy cùng xem qua cách massage chữa táo bón cho bé dưới đây nhé!

TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CHO BÉ TRONG MÙA DỊCH

TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CHO BÉ TRONG MÙA DỊCH

Giữa tình hình dịch Covid-19 hoành hành với những diễn biến khó lường như hiện nay, điều quan trọng là ba mẹ cần phải tăng cường hệ miễn dịch cho bé để virus không có cơ hội gây bệnh. Khác với vi khuẩn, virus không thể bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh, mà là [...]
BỎ TÚI BÍ KÍP XỬ LÝ KHI BÉ BỊ HẠ THÂN NHIỆT

BỎ TÚI BÍ KÍP XỬ LÝ KHI BÉ BỊ HẠ THÂN NHIỆT

Giống như sốt cao, bé bị hạ thân nhiệt cũng là trường hợp phổ biến. Lúc này, vấn đề thiếu kiến thức và kỹ năng của ba mẹ để xử lý có thể khiến bé mắc các biến chứng nguy hiểm. Việc giữ ấm cho trẻ sơ sinh là điều hết sức quan trọng. Trong [...]
BÉ THẤP CÒI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ BỐ MẸ QUAN TÂM

BÉ THẤP CÒI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ BỐ MẸ QUAN TÂM

Sau 6 tháng tuổi, tốc độ tăng trưởng của bé giảm dần, đặc biệt khi tập cho bé ăn dặm. Ở giai đoạn này, nếu không chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, bé rất dễ bị thấp còi. Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng bé có chiều cao và cân [...]