fbpx

Tin tức

TÌM HIỂU VỀ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN Ở BÉ

Trào ngược xảy ra khi thức ăn bị đẩy ngược từ dạ dày về thực quản, gây ra nôn ói. Tuy đây là một vấn đề vô cùng phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng chứng trào ngược dạ dày thực quản có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé nếu không được chăm sóc đúng cách.

Có đến 2/3 bé gặp phải tình trạng này trong những tháng đầu đời, nhưng đa số tự khỏi ở thời điểm 1 tuổi. Chỉ một số ít sẽ tiếp tục diễn tiến lâu hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Chăm sóc bé như thế nào cho đúng và làm sao phát hiện sớm để kịp thời xử trí là những điều ba mẹ nên biết.

Thế nào là trào ngược dạ dày thực quản?

Khi ăn uống, thức ăn được đưa từ miệng xuống dạ dày thông qua thực quản là một cấu trúc giống như ống. Ở phần dưới của thực quản, chỗ nối với dạ dày, có một vòng cơ tròn gọi là cơ thắt thực quản dưới, mở để thức ăn đi xuống và đóng lại để ngăn thức ăn và axit vào lại thực quản.

Đôi khi vòng cơ này không đóng hoàn toàn hoặc không mở ra đúng lúc làm cho chất lỏng và thức ăn bị trào ngược vào thực quản. Khi bé lớn lên và góc của dạ dày và thực quản thay đổi, trào ngược sẽ giảm rõ rệt.

Ngoài ra, do dạ dày nằm ngang nên cũng rất dễ khiến bé bị trào ngược dạ dày. Khi bú, bé nuốt hơi, sau đó lại được đặt nằm trên mặt phẳng ngang hoặc nghiêng bên phải, cũng rất dễ khiến bé nôn trớ sữa ra ngoài.

Phân biệt trào ngược dạ dày thực quản sinh lý và bệnh lý

Trào ngược dạ dày thực quản sinh lý

Trào ngược xuất hiện trong thời gian ngắn với tần suất ít, chỉ xảy ra sau khi bú và không gây ra triệu chứng nào thì đó là trào ngược sinh lý. Cụ thể, bé dưới 6 tháng tuổi, mặc dù bị trớ sữa nhiều lần trong ngày nhưng vẫn chơi đùa, bú đều và lên cân tốt, không bị khò khè tái đi tái lại… thì có khả năng đây chỉ là trào ngược sinh lý. Hiện tượng này sẽ giảm dần theo thời gian.

Nguyên nhân là do hệ thống tiêu hóa và dạ dày của bé chưa hoàn thiện, cơ thắt thực quản hoạt động đóng mở không hiệu quả, dễ khiến thức ăn trào ngược lên thực quản. Bé thường hấp thụ dinh dưỡng chủ yếu qua sữa hay cháo. Những sản phẩm này đều ở dạng mềm lỏng nên dễ dàng lọt qua khe hở nhỏ ở cơ vòng. Đặc biệt, bé uống sữa bò sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện trào ngược dạ dày hơn bú sữa mẹ do sữa bò tiêu hóa chậm nên nằm lại trong dạ dày lâu hơn.

Trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý

Trào ngược sẽ xảy ra thường xuyên hơn và có thể gây ra một số triệu chứng lâm sàng ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu bé trên 1 tuổi vẫn hay ọc sữa, chậm lên cân, biếng ăn, gầy gò, hay bị khò khè kéo dài, viêm phổi tái phát nhiều lần… thì nhiều khả năng đây là trào ngược bệnh lý. 

Nguyên nhân có thể do một số bệnh lý bẩm sinh như thoát vị cơ hoành hay sa dạ dày ở mức độ nặng. Các bệnh này làm suy yếu cơ thắt phần thực quản dưới, khiến thức ăn bị trào ngược lên thực quản. Một số bé cũng có khả năng cao bị trào ngược dạ dày thực quản nếu bị bại não, nhiễm trùng toàn thân, hở van tim…

Trào ngược dạ dày bệnh lý nếu không được điều trị sẽ để lại nhiều biến chứng. Bé sẽ bị viêm thực quản với các mức độ khác nhau, trong trường hợp nặng nhất là bị barrett thực quản.

Chăm sóc bé thế nào là đúng?

Nếu bé chỉ bị trào ngược sinh lý thì đây chỉ là hiện tượng nhất thời trong giai đoạn đầu đời và sẽ tự khỏi theo thời gian. Tuy nhiên, nếu ba mẹ lưu ý và biết chăm sóc đúng cách sẽ giúp làm giảm các triệu chứng và khiến bé dễ chịu hơn.

Với bé bú mẹ trực tiếp thì nên cho bú vú bên trái trước, do khi mới bú, lượng sữa trong dạ dày còn ít nên có thể nằm nghiêng bên phải. Sau đó, mẹ chuyển bé bú vú bên phải, vì lúc này dạ dày của bé đã nhiều sữa. Bé nên được nằm nghiêng bên trái để sữa dễ dàng đi xuống, không gây ra trào ngược. Với bé bú bình thì ba mẹ nên đặt bình sao cho đầu núm vú của bình luôn đầy sữa. Không nên cho bé bú lúc đang quấy khóc vì bé có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày.

Khi bé bú xong, nên bế bé lên theo tư thế thẳng trong khoảng 15 – 20 phút. Có thể giúp bé ợ hơi bằng cách đặt ngực bé áp vào một bên ngực mẹ, mặt bé kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng. Sau đó nhẹ nhàng đặt bé nằm nghiêng phía bên trái, kê gối hơi cao. Ba mẹ lưu ý, hạn chế cho bé bú nằm vì sẽ khiến trẻ dễ bị sặc, trớ sữa. Không đưa bé lên xuống sau khi bú.

Để hạn chế tình trạng trào ngược, ba mẹ nên chia nhỏ lượng sữa, thức ăn thành nhiều lần. Không nên ép bé bú nhiều, ăn nhiều. Thời gian tối thiểu giữa hai lần bú của bé là 2 giờ và tối đa là 4 – 5 giờ. Cố gắng đảm bảo lượng sữa và thức ăn trong ngày của bé.

Khi nào cần đưa bé đến bác sĩ?

Nếu các biện pháp chữa trào ngược cho bé tại nhà không hiệu quả, tình trạng bệnh không thuyên giảm thì ba mẹ nên đưa bé đi khám để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có cách điều trị phù hợp.

Một số loại thuốc như Zantac, Omeprazole thường được sử dụng để điều trị với tác dụng là làm giảm axit dạ dày. Tuy nhiên, ba mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc mà cần có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu bé uống thuốc mà bệnh vẫn không khỏi thì có thể phải can thiệp phẫu thuật tuy nhiên trường hợp bé sơ sinh bị trào ngược dạ dày phải phẫu thuật là rất hiếm.

 

Tin tức liên quan

MÁCH NHỎ CÁCH TẮM CHO BÉ NGÀY ĐÔNG

MÁCH NHỎ CÁCH TẮM CHO BÉ NGÀY ĐÔNG

Những ngày thời tiết chuyển lạnh khiến cho ba mẹ có con nhỏ cảm thấy vô cùng lo lắng. Bên cạnh giữ ấm thì việc tắm cho bé để đảm bảo cơ thể sạch sẽ và không nhiễm bệnh cũng là vấn đề mà ba mẹ phải hết sức quan tâm. Tắm cho bé thực [...]
HƯỚNG DẪN CHỌN NƯỚC RỬA TAY KHÔ CHO BÉ

HƯỚNG DẪN CHỌN NƯỚC RỬA TAY KHÔ CHO BÉ

Hiện nay phương pháp vệ sinh tay phổ biến và hiệu quả nhất là rửa tay với xà phòng dưới vòi nước sạch. Thế nhưng trong một số trường hợp bé không tiếp cận được nguồn nước và xà phòng thì dung dịch rửa tay khô là sự lựa chọn tối ưu lúc này. Nước [...]
Bật mí cách giao tiếp chuẩn với bé sơ sinh

Bật mí cách giao tiếp chuẩn với bé sơ sinh

Nhu cầu giao tiếp ở bé sơ sinh là rất lớn vì đây là giai đoạn bé đang tập làm quen với thế giới mới. Giao tiếp không chỉ giúp tăng tình cảm giữa mẹ và bé mà còn rất quan trọng cho sự phát triển trí tuệ của bé. Giao tiếp, trò chuyện với [...]
VỆ SINH RỐN CHO BÉ SƠ SINH ĐÚNG CÁCH

VỆ SINH RỐN CHO BÉ SƠ SINH ĐÚNG CÁCH

Vùng rốn bé sơ sinh trong những ngày đầu mới chào đời thường rất mẫn cảm với các tác nhân bên ngoài từ môi trường, nếu không được chăm sóc kỹ sẽ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Vì vậy ba mẹ luôn phải cẩn trọng khi chọn [...]
BÉ THẤP CÒI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ BỐ MẸ QUAN TÂM

BÉ THẤP CÒI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ BỐ MẸ QUAN TÂM

Sau 6 tháng tuổi, tốc độ tăng trưởng của bé giảm dần, đặc biệt khi tập cho bé ăn dặm. Ở giai đoạn này, nếu không chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, bé rất dễ bị thấp còi. Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng bé có chiều cao và cân [...]
Lợi Ích Của Việc Tập Bơi Sớm Cho Trẻ Sơ Sinh

Lợi Ích Của Việc Tập Bơi Sớm Cho Trẻ Sơ Sinh

Ở nhiều quốc gia lớn trên thế giới, việc học bơi từ sớm được cho là phương pháp hiệu quả nhất giúp trẻ được vận động và phát triển một cách toàn diện và được rất nhiều bố mẹ tin tưởng lựa chọn.

Mẹ cần chuẩn bị gì trong chuyến du lịch đầu tiên cùng bé?

Mẹ cần chuẩn bị gì trong chuyến du lịch đầu tiên cùng bé?

Để chuyến du lịch đầu tiên cùng bé trở thành một kỷ niệm đáng nhớ, mẹ hãy ghi chú ngay những tips hay dưới đây nhé! Chuẩn bị hành lý Du lịch cùng em bé có thể sẽ mất thời gian chuẩn bị và “lỉnh kỉnh” hơn trước. Điều này các mẹ phải chấp nhận [...]
MÁCH BA MẸ CÁCH VỖ BÉ Ợ HƠI

MÁCH BA MẸ CÁCH VỖ BÉ Ợ HƠI

Ợ hơi sẽ giúp đẩy ra ngoài những luồng khí bị nén lại ở dạ dày trong quá trình bé bú sữa. Nhờ đó bé sẽ cảm thấy dễ chịu và không bị nôn trớ sau khi bú. Bé sơ sinh thường bú nhiều cử trong ngày, và trong quá trình bú bé cũng có [...]
TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CHO BÉ TRONG MÙA DỊCH

TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CHO BÉ TRONG MÙA DỊCH

Giữa tình hình dịch Covid-19 hoành hành với những diễn biến khó lường như hiện nay, điều quan trọng là ba mẹ cần phải tăng cường hệ miễn dịch cho bé để virus không có cơ hội gây bệnh. Khác với vi khuẩn, virus không thể bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh, mà là [...]
HƯỚNG DẪN BÉ RỬA TAY ĐÚNG CÁCH PHÒNG DỊCH CÚM

HƯỚNG DẪN BÉ RỬA TAY ĐÚNG CÁCH PHÒNG DỊCH CÚM

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), rửa tay giúp giảm 16-21% các vấn đề liên quan đến bệnh đường hô hấp. Rửa tay với xà phòng là phương pháp dễ dàng, hiệu quả và kinh tế nhất để bảo vệ sức khỏe của bé và cả gia đình, [...]