fbpx

Tin tức

NHỮNG LƯU Ý KHI CHO BÉ ĐI TIÊM PHÒNG

Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ và đúng lịch chính là biện pháp quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Thông qua việc kích thích sự tự vệ tự nhiên của cơ thể, tiêm phòng vắc-xin giúp hình thành kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Vắc-xin là chế phẩm sinh học chứa các phiên bản suy yếu của virus hay phiên bản gần giống như virus (được gọi là kháng nguyên). Các kháng nguyên này không thể tạo ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh, nhưng chúng kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể. Các kháng thể này giúp hệ miễn dịch nhận diện vắc-xin là vật lạ, sau đó tiêu diệt và ghi nhớ chúng. Người được tiêm ngừa sẽ tạo được trí nhớ miễn dịch. Về sau, khi các tác nhân bệnh thật xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tấn công các tác nhân này một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tiêm phòng mang lại lợi ích to lớn như vậy, nhưng ba mẹ cũng phải hết sức lưu ý và cẩn trọng khi cho bé đi tiêm, tránh những phản ứng không đáng có xảy ra.

Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ và đúng lịch chính là biện pháp quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch cho bé (Nguồn: Internet)

Trước khi đưa bé đi tiêm

Ba mẹ chỉ nên cho bé ăn hoặc bú vừa đủ để lót dạ, không nên ăn quá no vì khiến dạ dày khó chịu, dễ gây buồn nôn. Tuy nhiên cũng không được để bé bụng đói đi tiêm phòng vì khi đói thì lượng đường huyết của bé sẽ thấp, và lại càng hạ thấp hơn nữa sau khi tiêm khiến bé mệt mỏi và mất sức. 

Bên cạnh đó, ba mẹ cần tắm rửa và giữ thân thể bé sạch sẽ để hạn chế các nguy cơ nhiễm trùng khi vào môi trường như bệnh viện, đồng thời cho bé ăn mặc đơn giản để bác sĩ dễ dàng thực hiện các thao tác với kim tiêm. Nếu bé đang có vấn đề sức khỏe: bị suy dinh dưỡng, có mắc các bệnh cấp tính như (viêm phế quản, sốt,…) hay bị dị ứng với một số chất và thức ăn thì ba mẹ hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ về thể trạng của bé để bác sĩ cân nhắc trước khi tiêm. Ngoài ra, nếu những mũi tiêm trước bé có các phản ứng như sốt, nổi mẩn,… ba mẹ nên ghi chú lại vào sổ tiêm phòng để bác sĩ có các phương án xử lý kịp thời trong các tình huống khẩn cấp.

Ba mẹ cũng lưu ý là bé đi tiêm phải được giữ ấm đúng cách, đi tất kín cả chân tay, tránh để bé bị gió lùa và nhiễm lạnh. Ngược lại cũng không trùm bé quá kín bằng áo mưa, vải nilon dẫn đến không thoát được mồ hôi hoặc thiếu khí thở.

Không nên cho bé ăn quá no trước khi tiêm phòng vì khiến dạ dày khó chịu, dễ gây buồn nôn (Nguồn: Internet)

Sau khi bé tiêm xong

Ba mẹ tuyệt đối không nên đưa bé về nhà ngay mà nên lưu lại điểm tiêm phòng khoảng 20 – 30 phút để đề phòng bé bị sốc phản vệ. Nếu bé không có phản ứng, ba mẹ có thể đưa bé về những vẫn cần chú ý theo dõi tình trạng của bé. Quan sát xem bé có bị sốt, các biểu hiện bên ngoài da, các cử chỉ, quấy khóc và việc ăn bú có như bình thường không.

Một số phản ứng sau khi tiêm và cách xử trí

Sốt: Sau khi tiêm, bé có thể bị sốt nhẹ (38 – 38,5 độ C). Đây là phản ứng bình thường của cơ thể với vắc-xin và có thể tự khỏi sau 1 – 2 ngày. Ba mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Khi bé có biểu hiện sốt cao, trên 39 độ C, bỏ bú liên tục từ 1 đến 2 ngày đi kèm với biểu hiện quấy khóc nhiều, da tím tái, co giật thì cần đưa bé đi cấp cứu ngay.

Da sưng đỏ, nổi cục cứng: Một số bé do cơ địa nhạy cảm quá mức khiến da sưng đỏ kéo dài và nổi cục cứng tại vị trí mới tiêm xong, tình trạng này có thể kéo dài từ 6 đến 8 giờ. Lúc này ba mẹ cần chườm lạnh cho bé để mau chóng giảm đau. Sau 24 giờ tiếp theo, ba mẹ có thể chườm nóng để vết sưng tấy mau biến mất.

Quấy khóc: Trong vòng hai ngày sau khi tiêm chủng, bé vẫn có biểu hiện quấy khóc liên tục, không ngủ, cơ thể mệt mỏi, da khô vì mất nước thì ba mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để cấp cứu ngay.

Co giật: Thường là những cơn co giật toàn thân. Trong trường hợp này, cần được điều trị hỗ trợ hô hấp như thông đường thở, hút đàm dãi, thở ôxy, dùng thuốc chống co giật theo đúng phác đồ xử trí co giật của bác sĩ.

Sau khi tiêm, nếu bé sốt cao, quấy khóc kéo dài hoặc co giật thì cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất (Nguồn: Internet)

Trường hợp không nên tiêm phòng cho bé

Mỗi loại vắc-xin chống chỉ định với từng nhóm trẻ khác nhau. Chẳng hạn với vắc xin phòng lao, những bé sinh non, cân nặng dưới 2,5 kg phải tạm thời lùi thời điểm tiêm. Do đó, trước khi đi tiêm phòng, mẹ cần tìm hiểu xem bé có thuộc đối tượng tiêm phòng hay không, đồng thời trao đổi với bác sĩ về tình hình hiện tại của bé.

Một số trường hợp khác bé cũng không nên tiêm phòng đó là: bé đang mắc bệnh cấp tính, thường biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ho, sổ mũi, tiêu chảy; bé mắc bệnh liên quan đến dị ứng, miễn dịch,…

Ba mẹ nên nhớ là các loại vắc-xin tiêm phòng sẽ phát huy hiệu quả cao nhất nếu tiêm đủ liều và đúng theo lịch tiêm phòng. Vì thế dù bận rộn đến đâu thì ba mẹ cũng nên sắp xếp thời gian đưa bé nhà mình đi tiêm phòng theo đúng lịch hẹn của bác sĩ nhé!

Tin tức liên quan

PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT CHO BÉ SƠ SINH

PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT CHO BÉ SƠ SINH

Sốt xuất huyết là bệnh cấp tính thường xảy ra vào mùa mưa (từ khoảng tháng 6 đến tháng 8, đỉnh dịch rơi vào tháng 9 đến tháng 11). Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến là trẻ nhỏ, và hiện tại chưa có thuốc đặc trị nên bố mẹ cần hiểu rõ [...]
Lợi Ích Của Việc Tập Bơi Sớm Cho Trẻ Sơ Sinh

Lợi Ích Của Việc Tập Bơi Sớm Cho Trẻ Sơ Sinh

Ở nhiều quốc gia lớn trên thế giới, việc học bơi từ sớm được cho là phương pháp hiệu quả nhất giúp trẻ được vận động và phát triển một cách toàn diện và được rất nhiều bố mẹ tin tưởng lựa chọn.

Chế Độ Dinh Dưỡng Phù Hợp Cho Bé Một Tuổi

Chế Độ Dinh Dưỡng Phù Hợp Cho Bé Một Tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho bé một tuổi là băn khoăn của nhiều cha mẹ, vì giai đoạn này trẻ bắt đầu bước sang giai đoạn ăn dặm. Vậy một chế độ như thế nào là tiêu chuẩn để trẻ có thể phát triển chóng cao lớn, khỏe mạnh?

4 HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN TRÍ NÃO CHO BÉ TẠI NHÀ

4 HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN TRÍ NÃO CHO BÉ TẠI NHÀ

0 - 6 tuổi là giai đoạn não bộ bé phát triển mạnh nhất, các tế bào thần kinh tăng rất nhanh về số lượng và chất lượng. Việc khám phá thế giới xung quanh đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển này. Tuy nhiên, dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành khiến ba [...]
MÁCH BA MẸ CÁCH VỖ BÉ Ợ HƠI

MÁCH BA MẸ CÁCH VỖ BÉ Ợ HƠI

Ợ hơi sẽ giúp đẩy ra ngoài những luồng khí bị nén lại ở dạ dày trong quá trình bé bú sữa. Nhờ đó bé sẽ cảm thấy dễ chịu và không bị nôn trớ sau khi bú. Bé sơ sinh thường bú nhiều cử trong ngày, và trong quá trình bú bé cũng có [...]
Những lý do Anti vaccine ra đời

Những lý do Anti vaccine ra đời

Sự ra đời của vaccine đã cứu sống hàng triệu người, những thành tựu của vaccine không thể phủ nhận nhưng hội những người anti vaccine vẫn có “luận cứ” để thuyết phục những người khác. “Luận cứ” đó là gì?

Mẹ làm gì khi bé bỏ bú đột ngột?

Mẹ làm gì khi bé bỏ bú đột ngột?

Hầu hết các trường hợp bé đột ngột bỏ bú chỉ là tạm thời. Nhưng lý do tại sao và mẹ phải làm như thế nào khi gặp trường hợp đó? Đối với những người mới làm mẹ lần đầu, việc cho con bú chưa bao giờ là dễ dàng. Và việc bé bỏ bú, [...]
Độ tuổi thích hợp cho trẻ em học ngoại ngữ

Độ tuổi thích hợp cho trẻ em học ngoại ngữ

Nên cho em bé đi học ngoại ngữ sớm nhất có thể hay nên để em bé học thuần thục tiếng mẹ đẻ rồi mới học thêm ngôn ngữ thứ 2? Cả hai quan điểm đều có những luận điểm đúng, vậy ba mẹ phải quyết định như thế nào?

TÌNH TRẠNG NGHẸT MŨI Ở BÉ SƠ SINH

TÌNH TRẠNG NGHẸT MŨI Ở BÉ SƠ SINH

Tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi ở bé sơ sinh không hiếm gặp. Bố mẹ cần hiểu đúng nguyên nhân khiến bé bị tình trạng này để áp dụng phương pháp chữa trị một cách khoa học và hiệu quả. Nghẹt mũi là tình trạng mũi của bé bị nghẹt, tắc, làm ảnh hưởng đến luồng khí hô hấp. [...]
Giải quyết khủng hoảng “tuổi lên ba” của bé

Giải quyết khủng hoảng “tuổi lên ba” của bé

Nếu bỗng dưng bé trở nên bướng bỉnh, thích làm mọi thứ theo ý mình và không vâng lời người lớn, đó là dấu hiệu cho biết bé đang bắt đầu bước vào giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên ba”. Mẹ để ý nhé! Những biểu hiện báo hiệu giai đoạn khủng hoảng Phản ứng [...]