fbpx

Tin tức

NHỮNG LƯU Ý KHI CHĂM SÓC BÉ TẠI NHÀ VÀO MÙA DỊCH

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều gia đình hạn chế cho bé ra ngoài để tránh lây bệnh. Tuy nhiên, giữ bé ở nhà thôi chưa đủ vì mầm bệnh vẫn có thể xâm nhập thông qua việc tiếp xúc với virus bám vào vật dụng trong nhà.

Rất nhiều ba mẹ tin rằng việc để bé “tạm trốn” tại gia sẽ an toàn vì không bị ảnh hưởng bởi các nguồn gây bệnh. Bên cạnh đó, cảm giác bảo vệ từ cơn sốt khẩu trang và nước rửa tay khiến ba mẹ quên mất tại ngôi nhà mình đang sống cũng có thể ẩn chứa mầm bệnh. Đó là những mầm bệnh được mọi người trong nhà mang theo từ bên ngoài về, rồi vô tình phát tán thông qua các vật trung gian như nắm tay cửa, mặt bàn, các bề mặt… khi chạm vào mà chưa rửa tay. 

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đặc trưng của virus SARS-CoV-2 là không lơ lửng trong không khí mà bám trực tiếp vào các bề mặt gỗ, sắt, đá… với thời gian khá lâu. Vì thế ba mẹ cần đặc biệt lưu ý đến việc vệ sinh nhà cửa, không gian sinh hoạt hàng ngày.

Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ và thông thoáng

Mầm bệnh có thể bị các thành viên trong gia đình mang về từ bên ngoài và dính trên các đồ dùng. Điển hình như các nhà khoa học ở Quảng Châu đã tìm thấy dấu vết của virus SARS-CoV-2 trên tay nắm cửa và một số vật dụng khác trong gia đình. Chính vì vậy, ba mẹ cần thường xuyên lau dọn và sát khuẩn nhà cửa, đồ dùng thường xuyên.

Những đồ vật thường xuyên tiếp xúc như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang cần được lau sạch bằng dung dịch nước ấm và muối trắng hoặc dung dịch với nước ấm và giấm. Axit axetic trong giấm trắng sẽ diệt các vi khuẩn và virus. Ngoài ra, cũng nên lau chùi sát khuẩn các đồ vật thường xuyên sử dụng như máy tính để bàn, điện thoại di động, điều khiển TV,… 

Ba mẹ cũng cần đặc biệt quan tâm vệ sinh kỹ càng sàn nhà và đồ chơi cho bé. Các bé có thói quen bò, trườn trên sàn, cầm nắm nhiều loại đồ chơi, sau đó lại đưa tay vào miệng, móc mũi hay dụi mắt. Thói quen này có thể tạo điều kiện để mầm bệnh dễ dàng tấn công.

Bé thường xuyên trườn, bò dưới sàn nên ba mẹ cần đặc biệt vệ sinh khu vực này (Nguồn: Internet)

Hướng dẫn bé rửa tay bằng xà phòng

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), rửa tay với nước và xà phòng giúp giảm 16% – 21% các bệnh liên quan tới đường hô hấp. Chính vì vậy, ba mẹ và bé cần chú ý thường xuyên rửa tay theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Các thời điểm cần phải rửa tay chính là: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi hắt hơi, hỉ mũi hoặc ho, sau khi chơi và tiếp xúc với thú cưng. Tuyệt đối không rửa qua loa mà phải chà xát, kỳ cọ ít nhất 30 giây dưới vòi nước để dịch tiết bám trên tay được loại bỏ sạch.

Loại bỏ virus, vi khuẩn hiệu quả với 6 bước rửa tay chuẩn từ Bộ Y tế (Nguồn: Bộ Y tế)

Đảm bảo thực đơn đa dạng và đủ chất dinh dưỡng cho bé

Chế độ ăn uống khoa học, đủ chất sẽ giúp bé tăng cường khả năng miễn dịch. Đây là điều mấu chốt giúp bảo vệ sức khỏe bé trong giai đoạn này.  Ba mẹ cần duy trì 3 bữa ăn một ngày và cho bé ăn đúng giờ. Việc ăn không đủ bữa và đúng giờ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của bé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn sáng nên bắt đầu trước 8 giờ sáng, sau đó bữa trưa lúc 11 giờ và bữa tối vào khoảng 19 giờ.

Không chỉ ăn “đủ”, ba mẹ cần phải cho bé ăn “đúng”: ăn đủ chất và đa dạng các loại thực phẩm. Thực phẩm chế biến cần phải tươi mới để giữ được đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng. Thức ăn cho bé phải đảm bảo chín, và dụng cụ nấu ăn cũng phải cần rửa sạch sẽ.

Ngoài ra, ba mẹ nên bổ sung nhiều rau củ, trái cây chứa nhiều vitamin C và A cho bé. Bên cạnh đó cũng nên bổ sung bữa phụ bằng sữa tươi hoặc sữa chua. Đặc biệt, cần cho bé uống đủ nước, nhất là nước ấm để tăng khả năng trao đổi chất cho cơ thể.

Rau xanh là nguồn thực phẩm giàu vitamin và các chất chống oxy hóa (Nguồn: Internet)

Tin tức liên quan

BÍ KÍP VÀNG GIÚP BÉ SƠ SINH PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO

BÍ KÍP VÀNG GIÚP BÉ SƠ SINH PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO

Việc phát triển chiều cao của bé luôn là vấn đề khiến nhiều ba mẹ đặc biệt quan tâm. Để có thể đạt được tầm vóc lý tưởng, ba mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và rèn luyện thói quen sinh hoạt khoa học cho bé ngay từ bây giờ. Những [...]
TÌNH TRẠNG NGHẸT MŨI Ở BÉ SƠ SINH

TÌNH TRẠNG NGHẸT MŨI Ở BÉ SƠ SINH

Tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi ở bé sơ sinh không hiếm gặp. Bố mẹ cần hiểu đúng nguyên nhân khiến bé bị tình trạng này để áp dụng phương pháp chữa trị một cách khoa học và hiệu quả. Nghẹt mũi là tình trạng mũi của bé bị nghẹt, tắc, làm ảnh hưởng đến luồng khí hô hấp. [...]
Ba mẹ phải làm gì với chứng biếng ăn khi lên một của bé?

Ba mẹ phải làm gì với chứng biếng ăn khi lên một của bé?

Sau ngày sinh nhật 1 tuổi bé có dấu hiệu giảm thèm ăn mạnh mẽ. Ba mẹ đừng quá lo lắng! Đây là giai đoạn tốc độ tăng trưởng của bé chậm lại. Việc phụ huynh cần chú ý chính là lượng calo, mức độ dinh dưỡng và tập cho bé thói quen ăn uống khoa học ngay từ thời điểm này.

Làm gì khi em bé “ăn vạ”?

Làm gì khi em bé “ăn vạ”?

Việc em bé khóc khi muốn thể hiện nhu cầu là điều vô cùng bình thường và tự nhiên. Quan trọng là cách ba mẹ phản ứng lại những yêu cầu mít ướt của bé. Bất cứ cách phản ứng nào cũng là những viên gạch đầu tiên trong quá trình hình thành tính cách em bé. Bởi vậy ba mẹ cần cẩn trọng, suy nghĩ thật kỹ thái độ và hành động đối với bé.

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cúm

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cúm

Trẻ dưới 6 tháng tuổi là đối tượng có nguy cơ chịu biến chứng nghiêm trọng từ việc không điều trị dứt điểm bệnh cúm. Vì giai đoạn này, sức đề kháng của trẻ quá yếu, khó có thể tạo ra kháng thể chống lại virus cúm. Vậy nên việc bảo vệ trẻ trong giai đoạn này chống lại virus cúm phụ thuộc vào việc đảm bảo sức khỏe và an toàn vệ sinh của người chăm sóc.

Mẹ cần chuẩn bị gì trong chuyến du lịch đầu tiên cùng bé?

Mẹ cần chuẩn bị gì trong chuyến du lịch đầu tiên cùng bé?

Để chuyến du lịch đầu tiên cùng bé trở thành một kỷ niệm đáng nhớ, mẹ hãy ghi chú ngay những tips hay dưới đây nhé! Chuẩn bị hành lý Du lịch cùng em bé có thể sẽ mất thời gian chuẩn bị và “lỉnh kỉnh” hơn trước. Điều này các mẹ phải chấp nhận [...]
TÌM HIỂU VỀ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN Ở BÉ

TÌM HIỂU VỀ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN Ở BÉ

Trào ngược xảy ra khi thức ăn bị đẩy ngược từ dạ dày về thực quản, gây ra nôn ói. Tuy đây là một vấn đề vô cùng phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng chứng trào ngược dạ dày thực quản có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé nếu không được [...]
BÉ SƠ SINH HẮT HƠI NHIỀU CÓ ĐÁNG LO KHÔNG?

BÉ SƠ SINH HẮT HƠI NHIỀU CÓ ĐÁNG LO KHÔNG?

Bé sơ sinh hắt hơi nhiều thường khiến bố mẹ lo lắng rằng có thể bé đang bị cảm lạnh hoặc mắc bệnh nào đó. Tuy nhiên, thực chất vấn đề này ra sao và có đáng lo ngại không? Nhất cử nhất động của bé sơ sinh đều trở thành mối quan tâm của [...]
BÍ KÍP MẶC QUẦN ÁO ĐỂ BÉ LUÔN ẤM ÁP TRONG MÙA ĐÔNG

BÍ KÍP MẶC QUẦN ÁO ĐỂ BÉ LUÔN ẤM ÁP TRONG MÙA ĐÔNG

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu và thân nhiệt chưa điều tiết được theo nhiệt độ môi trường nên dễ bị nhiễm lạnh, nhất là vào mùa đông. Việc mặc ấm sẽ giúp bé phòng tránh được các bệnh thường gặp như cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi,... Không phải cứ [...]
Hiểm họa của phong trào anti vaccine

Hiểm họa của phong trào anti vaccine

Vô vàn bằng chứng khoa học đã chứng minh sự hiệu quả và an toàn của các loại vaccine, nhưng trớ trêu thay, WHO cho biết tỷ lệ tiêm chủng trên toàn cầu đã giảm xuống trong những năm gần đây, chỉ ở mức chấp nhận được nguyên do là những thông tin sai lệch về vaccine, khiến niềm tin của cộng đồng vào thuốc đã giảm đi rất nhiều khiến rất nhiều trẻ đã không được đi chích ngừa.