fbpx

Tin tức

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cúm

Trẻ dưới 6 tháng tuổi là đối tượng có nguy cơ chịu biến chứng nghiêm trọng từ việc không điều trị dứt điểm bệnh cúm. Vì giai đoạn này, sức đề kháng của trẻ quá yếu, khó có thể tạo ra kháng thể chống lại virus cúm. Vậy nên việc bảo vệ trẻ chống lại virus cúm phụ thuộc vào việc đảm bảo sức khỏe và an toàn vệ sinh của người chăm sóc.

Trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi có nguy cơ chịu biến chứng cúm cao nhất

Trẻ em từ dưới 5 tuổi (đặc biệt dưới 2 tuổi) có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm. Theo CDC (trung tâm kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) ước tính kể từ 2010, số ca nhập viện liên quan đến cúm ở trẻ trong giai đoạn này giao động từ 7.000 đến 26.000 tại Mỹ. Ở các nước Châu Á, số lượng trẻ em mắc cúm lên đến 1,5 triệu ca (2016).

Bệnh cúm ở trẻ để lại những biến chứng như viêm phổi (phổi nhiễm trùng), mất nước lâu dài dẫn đến các bệnh về tim hoặc hen suyễn, rối loạn chức năng não, các bệnh lý liên quan đến xoang và nhiễm trùng tai. Một số trường hợp dẫn đến tử vong.

Để ngăn ngừa cúm CDC khuyến nghị trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên nên được tiêm chủng ngừa cúm mỗi năm.

Cách phòng ngừa cúm cho người chăm sóc trẻ nhỏ hơn 5 tuổi
Nên tiêm ngừa vắc – xin cúm

Tiêm ngừa vắc-xin cúm hàng năm là cách đầu tiên và tốt nhất để bảo vệ chống lại cúm. Là người chăm sóc trẻ nhỏ, bố mẹ nên chủng ngừa cúm và đảm bảo rằng những người chăm sóc khác và tất cả các thành viên trong gia đình (từ 6 tháng tuổi trở lên) cũng được tiêm vắc-xin mỗi năm. Khi tiêm vắc-xin, sẽ ít bị cúm hơn và do đó ít có khả năng lây bệnh cúm cho trẻ.

  • Giữ cho bản thân người chăm sóc và trẻ tránh xa những người bị bệnh nhiều nhất có thể.
  • Nếu người chăm sóc có các triệu chứng cúm, tránh tiếp xúc với trẻ. Cân nhắc sắp xếp cho một người khác chăm sóc trẻ nếu có thể.
  • Che mũi và miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, bỏ khăn giấy sau đúng nơi và rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch rửa tay.
  • Cố gắng không chạm vào mắt, mũi hoặc miệng khi vừa hắt hơi. Vì đó là nơi vi trùng thường lây lan nhất.
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào, đặc biệt là khi có người bị bệnh ở trong khu vực bạn sinh hoạt.
Dùng thuốc kháng virus

Sử dụng thuốc kháng virus có sẵn để điều trị cúm ở trẻ em và người lớn. Thuốc kháng vi-rút có thể làm cho bệnh thuyên giảm và rút ngắn thời gian bị bệnh. Ngoài ra nó cũng có khả năng phòng chống cúm và những biến chứng.

Thuốc kháng vi-rút khác với thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn là thuốc được kê theo toa (thuốc viên, chất lỏng hoặc dạng bột) dùng để điều trị cúm.

Thuốc kháng vi-rút hoạt động tốt nhất khi bắt đầu điều trị trong vòng 2 ngày sau khi bị cúm nhưng nếu dùng khi đã mắc bệnh vẫn có tác dụng. Đặc biệt nếu người bệnh bị cúm nặng hoặc có nguy cơ cao bị biến chứng cúm nghiêm trọng. Lưu ý, cần uống theo hướng dẫn của bác sĩ khi dùng các loại thuốc này.

CDC khuyến cáo rằng những người có nguy cơ cao bị biến chứng cúm nghiêm trọng nên được điều trị bằng thuốc kháng virus cúm càng sớm càng tốt nếu họ mắc phải cúm.

Lời khuyên dành cho việc chăm sóc trẻ nhỏ bị dưới 5 tuổi mắc phải bệnh cúm
Hiểu được quá trình lây lan của cúm

Virus cúm lây lan chủ yếu bằng các giọt nhỏ khi người bị cúm ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Những giọt này có thể rơi vào miệng hoặc mũi của những người ở gần. Người bị cúm có thể lây sang người khác trong phạm vi 2m. Một người có thể bị cúm bằng cách chạm vào bề mặt hoặc vật có virus cúm trên đó và sau đó chạm vào miệng, mũi, hoặc có thể là mắt của họ.

Thực hiện theo đúng các bước sau nếu người chăm sóc trẻ mắc phải cúm
  • Đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời tình trạng cúm của bạn. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán và kê toa phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn. Không nên tự ý dùng thuốc
  • Cố gắng giảm thiểu sự tiếp xúc với trẻ càng nhiều càng tốt, đặc biệt là nếu trẻ mà bạn chăm sóc nhỏ hơn 2 tuổi hoặc là một đứa trẻ lớn hơn nhưng sức đề kháng yếu.
  • Che mũi và miệng bằng khăn giấy khi hắt hơi hoặc ho và bỏ ngay khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác và rửa tay ngay sau đó.
  • Nhớ phải rửa tay thật sạch trước khi đến gần và tiếp xúc với trẻ. Cần vệ sinh thật sạch sẽ trước và sau khi cho trẻ ăn, chơi đùa với trẻ.
Cẩn thận quan sát khi trẻ có những dấu hiệu sau

Trong quá trình chăm sóc, bố mẹ cần phải lưu ý chặt chẽ đến bé để kịp thời phát hiện những dấu hiệu ban đầu của bệnh. Nếu trẻ bị sốt, thở nông, chậm hoặc thở nhanh, ít phản ứng hoạt động hơn bình thường hãy liên hệ ngay cơ quan y tế hoặc đến khám bác sĩ.

Nếu trẻ bị cúm, bố mẹ có thể sử dụng thuốc kháng virus theo chỉ dẫn của bác sĩ, nên nhớ sử dụng thuốc càng sớm càng tốt sẽ mang lại hiệu quả cao, hạn chế biến chứng tốt hơn việc chần chừ, chậm trễ.

Tin tức liên quan

Bé ngủ ngày thức đêm, mẹ cần làm gì?

Bé ngủ ngày thức đêm, mẹ cần làm gì?

Bé sơ sinh ngủ ngày thức đêm là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình. Làm thế nào để giải quyết tình trạng này? Giấc ngủ được các chuyên gia đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng trong hành trình phát triển của bé. Tuy nhiên, có một số trường hợp bé [...]
4 HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN TRÍ NÃO CHO BÉ TẠI NHÀ

4 HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN TRÍ NÃO CHO BÉ TẠI NHÀ

0 - 6 tuổi là giai đoạn não bộ bé phát triển mạnh nhất, các tế bào thần kinh tăng rất nhanh về số lượng và chất lượng. Việc khám phá thế giới xung quanh đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển này. Tuy nhiên, dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành khiến ba [...]
BÉ NẰM SẤP VÀ NHỮNG LỢI ÍCH TUYỆT VỜI BA MẸ CHƯA BIẾT

BÉ NẰM SẤP VÀ NHỮNG LỢI ÍCH TUYỆT VỜI BA MẸ CHƯA BIẾT

Nhiều ba mẹ thường cho bé nằm ngửa vì nghĩ rằng đây là tư thế tự nhiên nhất. Tuy nhiên theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia thì việc cho bé sơ sinh nằm sấp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Tập cho bé nằm sấp là một hoạt động quan trọng mà ba [...]
VÌ SAO KHI BƠI XONG BÉ LẠI ĂN NGON, NGỦ NGOAN HƠN?

VÌ SAO KHI BƠI XONG BÉ LẠI ĂN NGON, NGỦ NGOAN HƠN?

Việc bé ăn không ngon, lười ăn, thậm chí là bỏ ăn khiến nhiều ba mẹ đau đầu. Một trong những nguyên nhân có thể do bé mắc phải các vấn đề về hệ tiêu hóa, vì sự tích tụ năng lượng thừa trong cơ thể. Nhưng khi bơi bé lại ăn ngủ ngoan hơn, [...]
Giải mã những sở thích kỳ lạ của trẻ sơ sinh khiến bố mẹ lo lắng

Giải mã những sở thích kỳ lạ của trẻ sơ sinh khiến bố mẹ lo lắng

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh luôn có những hành vi và phản ứng khiến bố mẹ cảm thấy khó hiểu. Bé thường nhìn chăm chăm vào bố mẹ, thích gặm chân tay hoặc la hét vô cớ. Tại sao bé lại làm như vậy? Những hành động ấy có nguyên nhân gì không?

8 bí quyết chăm sóc bé sơ sinh của bác sĩ nhi Hoa Kỳ

8 bí quyết chăm sóc bé sơ sinh của bác sĩ nhi Hoa Kỳ

Hành trình làm bố mẹ đầy hạnh phúc và cũng lắm khó khăn. Nhưng chỉ cần trang bị đầy đủ kiến thức và chăm chỉ tập luyện, chắc chắn bố mẹ sẽ chăm sóc bé thật tốt. Từ lúc bé sinh ra cho đến khi biết cười, biết nói, chắc hẳn bố mẹ đã trải [...]
Chế Độ Dinh Dưỡng Phù Hợp Cho Bé Một Tuổi

Chế Độ Dinh Dưỡng Phù Hợp Cho Bé Một Tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho bé một tuổi là băn khoăn của nhiều cha mẹ, vì giai đoạn này trẻ bắt đầu bước sang giai đoạn ăn dặm. Vậy một chế độ như thế nào là tiêu chuẩn để trẻ có thể phát triển chóng cao lớn, khỏe mạnh?

Bật mí cách giao tiếp chuẩn với bé sơ sinh

Bật mí cách giao tiếp chuẩn với bé sơ sinh

Nhu cầu giao tiếp ở bé sơ sinh là rất lớn vì đây là giai đoạn bé đang tập làm quen với thế giới mới. Giao tiếp không chỉ giúp tăng tình cảm giữa mẹ và bé mà còn rất quan trọng cho sự phát triển trí tuệ của bé. Giao tiếp, trò chuyện với [...]
Cùng BB Wellness tìm câu trà lời “1000 Ngày Đầu Đời Quan Trọng Như Thế  Nào?”

Cùng BB Wellness tìm câu trà lời “1000 Ngày Đầu Đời Quan Trọng Như Thế Nào?”

Hiểu thấm tầm quan trọng của 1000 ngày đầu đời, BB Wellness đã tổ chức Workshop “1000 Ngày Tạo Nên Điều Kỳ Diệu” với sự tham gia của PGS. TS. BS. Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng khoa Nội Tổng quát 2, bệnh viện Nhi Đồng 1; Phó Trưởng Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP.HCM, chị Nguyễn Bảo Ngọc – Nhà sáng lập chuỗi spa cho bé BB Wellness. Buổi Workshop diễn ra vào ngày 30/3/2019 vừa qua tại Ka Koncept 9 – 11 Nguyễn Trãi với sự tham gia nhiệt tình của gần 100 phụ huynh.

Cách Massage Chữa Táo Bón Cho Bé

Cách Massage Chữa Táo Bón Cho Bé

Táo bón ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất thường gặp và khiến trẻ dễ bị quấy khóc, chán ăn làm cho bố mẹ lo lắng. Vậy chữa táo bón cho trẻ sơ sinh như thế nào? Hãy cùng xem qua cách massage chữa táo bón cho bé dưới đây nhé!