fbpx

Tin tức

CÓ NÊN CHO BÉ SƠ SINH UỐNG NƯỚC?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, dù nước là thành phần quan trọng của cơ thể nhưng ở giai đoạn dưới 6 tháng tuổi, bé không nên nhận nguồn dinh dưỡng nào ngoài sữa mẹ, kể cả nước lọc. 

Theo các bác sĩ nhi khoa, bé dưới 6 tháng tuổi được bú mẹ hoàn toàn  không nên cho bé uống nước, ngay cả khi trời nóng. Hơn 80% thành phần sữa mẹ là nước và lượng nước này đã đủ đáp ứng nhu cầu cơ thể bé. Với sữa công thức thì bố mẹ chỉ cần pha đúng tỷ lệ của nhà sản xuất để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng không bị pha loãng. Việc uống thêm nước không những không cần thiết mà còn có thể gây hại cho bé.

Các nguy cơ tiềm ẩn khi bé sơ sinh uống nước

Uống nước có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thu sữa

Đối với bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn thực phẩm chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng bé cần để có thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh, bao gồm cả nước. Chính vì vậy, việc bổ sung thêm nước là không cần thiết vì nó khiến dạ dày nhanh đầy, bé no và không muốn bú thêm sữa mẹ. 

Cho bé sơ sinh uống nước chính là giảm nhu cầu bú mẹ của bé (Nguồn: Internet)

Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Theo một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), nguồn nước bên ngoài có chứa các mầm bệnh, khiến bé sơ sinh dễ bị nhiễm trùng. Nước, dù sạch nhưng nếu không phải được chưng cất trong phòng thí nghiệm thì vẫn chứa một lượng tạp chất nhất định có hại. Bé sơ sinh vốn có sức đề kháng yếu, nếu uống nước có chứa tạp chất gây hại sẽ làm tăng nguy cơ gây tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa ở bé. Theo một nghiên cứu bệnh chứng ở Brazil, các bé được bổ sung thêm nước lọc có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao gấp hai đến ba lần so với các bé được bú mẹ hoàn toàn.

Nhiễm độc nước

Đây là tình trạng hiếm gặp nhưng vẫn có thể bắt gặp ở các bé sơ sinh được uống thêm quá nhiều nước. Bổ sung quá nhiều nước khiến các chất điện giải (như natri) trong máu của em bé bị pha loãng, ức chế các chức năng cơ thể bình thường và dẫn đến các vấn đề nguy hiểm như nhiệt độ cơ thể thấp hoặc co giật .Vì trẻ dưới 6 tháng tuổi có khối lượng cơ thể thấp, việc uống nước rất dễ khiến vượt nhu cầu Natri bình thường của cơ thể – những khoáng chất và chất điện giải này đã có đủ trong sữa mẹ khi mẹ cho bé bú.

Khi nào có thể cho bé uống thêm nước?

Sau khi đã đủ 6 tháng tuổi, bố mẹ hoàn toàn có thể bổ sung nước cho bé nếu cảm thấy cần thiết nhưng cần lưu ý một số điều sau:

Thời điểm nên cho bé uống nước

Thời điểm tốt nhất để bắt đầu cho bé uống nước là khi bắt đầu ăn dặm nhằm giúp bé tránh nguy cơ táo bón. Bên cạnh đó, bố mẹ không nên cho bé uống nước trước bữa ăn vì vừa khiến bé có cảm giác no, không muốn ăn, đồng thời làm loãng dịch vị, không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Hạn chế cho bé uống nhiều nước trước khi đi ngủ vì có thể khiến bé dễ “tè dầm” hoặc thức giấc giữa đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra, nhiều bố mẹ cho bé uống nước với mục đích làm sạch vòm miệng sau khi uống sữa nhưng điều này là không cần thiết. Các nha sĩ khuyên rằng chỉ cần dùng khăn mềm lau lợi và lưỡi cho bé sau khi bú và trước khi ngủ.

Cho bé uống nước trong quá trình ăn dặm giúp bé tránh bị táo bón (Nguồn: Internet)

Cách cho bé uống nước

Với các bé từ 5 đến 7 tháng tuổi, bố mẹ có thể bổ sung nước bằng cách dùng thìa nhỏ để cho bé quen dần với việc uống nước. Khi bé lớn hơn, ba mẹ có thể tăng dần lượng nước tùy vào mức độ vận động của bé. Khi bé đã có thể cầm nắm thành thạo, ba mẹ hãy cho bé dùng cốc nhựa để uống nước. Các bé nhỏ thường rất thích bắt chước người lớn, vì vậy, mỗi khi bố mẹ uống nước, hãy làm gương cho bé. 

Lượng nước bé có thể uống

Từ khoảng 6-12 tháng, trẻ có nhu cầu nước khoảng 100 ml trên mỗi kg cân nặng cơ thể, một ngày (kể cả sữa). Ví dụ bé nặng 8 kg cần 800 ml nước, nếu uống được 600 ml sữa thì cần bổ sung 200 ml nước. Ngoài ra, để biết trẻ đã uống có đủ nước hay chưa mẹ có thể để ý đến màu sắc nước tiểu của bé. Thông thường, nước tiểu của bé trong, màu vàng nhạt là đủ nước. Trường hợp nước tiểu sậm màu, vàng sậm hoặc vàng cam thì có thể bé đang thiếu nước trầm trọng, mẹ nên bổ sung nước kịp thời cho bé.

Bé sơ sinh có hệ tiêu hóa nhạy cảm và hệ miễn dịch yếu ớt, vì vậy, cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là rất cần thiết. Nếu bé phải uống sữa công thức, bố mẹ nên pha đúng tỷ lệ sữa và bột nhằm đảm bảo lượng dinh dưỡng không bị pha loãng và bé được cung cấp đủ nước. Nếu có bất kì thay đổi trong chế độ ăn uống của bé, bố mẹ cần nhanh chóng hỏi ý kiến chuyên môn bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Tin tức liên quan

Bé ngủ ngày thức đêm, mẹ cần làm gì?

Bé ngủ ngày thức đêm, mẹ cần làm gì?

Bé sơ sinh ngủ ngày thức đêm là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình. Làm thế nào để giải quyết tình trạng này? Giấc ngủ được các chuyên gia đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng trong hành trình phát triển của bé. Tuy nhiên, có một số trường hợp bé [...]
BỎ TÚI BÍ KÍP XỬ LÝ KHI BÉ BỊ HẠ THÂN NHIỆT

BỎ TÚI BÍ KÍP XỬ LÝ KHI BÉ BỊ HẠ THÂN NHIỆT

Giống như sốt cao, bé bị hạ thân nhiệt cũng là trường hợp phổ biến. Lúc này, vấn đề thiếu kiến thức và kỹ năng của ba mẹ để xử lý có thể khiến bé mắc các biến chứng nguy hiểm. Việc giữ ấm cho trẻ sơ sinh là điều hết sức quan trọng. Trong [...]
Hiểm họa của phong trào anti vaccine

Hiểm họa của phong trào anti vaccine

Vô vàn bằng chứng khoa học đã chứng minh sự hiệu quả và an toàn của các loại vaccine, nhưng trớ trêu thay, WHO cho biết tỷ lệ tiêm chủng trên toàn cầu đã giảm xuống trong những năm gần đây, chỉ ở mức chấp nhận được nguyên do là những thông tin sai lệch về vaccine, khiến niềm tin của cộng đồng vào thuốc đã giảm đi rất nhiều khiến rất nhiều trẻ đã không được đi chích ngừa.

NHỮNG LƯU Ý KHI CHĂM SÓC BÉ BỊ SỐT

NHỮNG LƯU Ý KHI CHĂM SÓC BÉ BỊ SỐT

Bé nhỏ với sức đề kháng yếu thường rất dễ sốt khi thời tiết thay đổi, khi mọc răng hoặc tiêm phòng. Vì vậy, ba mẹ cần hết sức lưu ý trong việc lựa chọn và áp dụng những phương thức sơ cứu hạ sốt cho con tại nhà, để đảm bảo không chỉ sự [...]
CON HO, SỔ MŨI CÓ NÊN DÙNG KHÁNG SINH?

CON HO, SỔ MŨI CÓ NÊN DÙNG KHÁNG SINH?

Với thời tiết và môi trường tại Việt Nam, trẻ rất dễ bị các bệnh về đường hô hấp như ho, sổ mũi... khi đấy ba mẹ thường không ngại ngần cho trẻ dùng kháng sinh để "dập" bệnh. Nhưng liệu rằng, mỗi khi trẻ bệnh hô hấp là phải dùng kháng sinh? Khi con [...]
THÚ CƯNG – NGƯỜI BẠN TUYỆT VỜI CỦA BÉ

THÚ CƯNG – NGƯỜI BẠN TUYỆT VỜI CỦA BÉ

Nhiều ba mẹ lo lắng rằng nuôi thú cưng sẽ không tốt cho bé, dễ làm bé bị dị ứng, hen suyễn. Tuy nhiên việc có một “người bạn” bốn chân trong nhà thực chất không ảnh hưởng đến sức khỏe bé nếu ba mẹ biết cách chăm sóc, mà còn mang đến nhiều niềm [...]
Bé nên ăn gì trước và sau khi bơi?

Bé nên ăn gì trước và sau khi bơi?

Nhiều bé thường xảy ra  tình trạng nôn mửa đau bụng sau khi bơi về. Mặc dù sức khỏe bé vẫn tốt và khi bơi đã thực hiện các bước khởi động đúng theo chỉ dẫn từ chuyên viên. Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng, nôn mửa [...]
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHO TRẺ DƯỚI 2 TUỔI ĐI BƠI

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHO TRẺ DƯỚI 2 TUỔI ĐI BƠI

Bơi nổi đang ngày càng được quan tâm bởi những lợi ích thiết thực và rõ ràng đối với trẻ. Tuy nhiên cần lưu ý những tiêu chuẩn an toàn khi lựa chọn dịch vụ spa nhằm đảm bảo trẻ được tiếp cận môi trường vận động khoa học. Bơi nổi là một hình thức [...]
Cách Massage Chữa Táo Bón Cho Bé

Cách Massage Chữa Táo Bón Cho Bé

Táo bón ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất thường gặp và khiến trẻ dễ bị quấy khóc, chán ăn làm cho bố mẹ lo lắng. Vậy chữa táo bón cho trẻ sơ sinh như thế nào? Hãy cùng xem qua cách massage chữa táo bón cho bé dưới đây nhé!

HƯỚNG DẪN CHỌN NƯỚC RỬA TAY KHÔ CHO BÉ

HƯỚNG DẪN CHỌN NƯỚC RỬA TAY KHÔ CHO BÉ

Hiện nay phương pháp vệ sinh tay phổ biến và hiệu quả nhất là rửa tay với xà phòng dưới vòi nước sạch. Thế nhưng trong một số trường hợp bé không tiếp cận được nguồn nước và xà phòng thì dung dịch rửa tay khô là sự lựa chọn tối ưu lúc này. Nước [...]