fbpx

Tin tức

Bế bé sơ sinh sao cho đúng?

Cách bế bé sơ sinh sao cho đúng để không ảnh hưởng đến hệ xương của bé là điều mà bất kỳ bố mẹ nào cũng cần biết. 

Đối với những người lần đầu làm cha mẹ, bế bé sơ sinh có thể là một thách thức. Nếu vẫn còn loay hoay chưa biết xử lý thế nào, bố mẹ hãy tham khảo ngay 5 cách bế bé an toàn dưới đây.

Những điều bố mẹ nên làm trước khi bế bé

Giữ tinh thần thoải mái

Đôi khi căng thẳng sẽ khiến cho bố mẹ mắc sai lầm, dẫn đến gây tổn thương cho bé. Vì vậy trước khi bế bé, bố mẹ nên thả lỏng cơ thể, tránh lo lắng, căng thẳng. 

Bên cạnh đó, bố mẹ nên chú ý tháo đồng hồ, lắc tay có bề mặt góc cạnh để tránh làm trầy xước làn da non nớt của con.

Rửa tay

Hệ miễn dịch của bé sơ sinh, đặc biệt là bé 3 tháng tuổi còn tương đối non nớt. Nếu bố mẹ không rửa tay, vi khuẩn từ tay có thể xâm nhập vào cơ thể của bé. Do đó, trước khi bế bé, bố mẹ nên chú ý rửa tay bằng xà phòng để đảm bảo sức khỏe cho con.

Trước khi bế trẻ bố mẹ cần rửa tay thật sạch (Nguồn: Internet)

Chọn tư thế thoải mái cho bản thân

Nếu bố mẹ không có nhiều kinh nghiệm trong việc bế bé, bố mẹ nên chọn một tư thế thoải mái nhất cho mình, cũng là để bế bé một cách tốt nhất.

Mặt khác, bé thường không kiểm soát được cơ cổ. Do đó trong lúc bế, bố mẹ nên nhẹ nhàng nâng đầu và cổ để hỗ trợ cho bé.

7 tư thế bế bé sơ sinh an toàn và đúng nhất

Do xương cổ chưa cứng cáp nên đầu bé có thể gập về phía trước hoặc lật ra đằng sau nếu không được nâng đỡ đúng cách. Vì thế, bố mẹ cần lưu ý các tư thế sau để bế bé an toàn.

Tư thế bế vác vai

Theo các chuyên gia, đây là tư thế mang tính bản năng và tự nhiên nhất dành cho cả mẹ và bé trong 3 tháng đầu đời. Cách bế bé như sau:

  • Một tay đỡ cổ, tay còn lại nâng người bé và để bé nằm dọc, song song với cơ thể mẹ. Đặt bé ở trên vai của mẹ.
  • Một tay đỡ cổ và đầu con, tay kia làm chỗ tựa cho hông của con.

Với tư thế này, những lúc muốn ợ hơi hay khó chịu trong người, bé có thể nghe thấy tim mẹ đập rất rõ ràng, giúp bé dễ trấn tĩnh và nín khóc nhanh hơn. Bố mẹ không nên di chuyển bé quá nhiều để tránh tình trạng bé bị nôn trớ.

Tư thế bế vác vai và vỗ nhẹ ở lưng giúp bé ợ hơi dễ hơn (Nguồn: Internet)

Tư thế nằm sấp

Tư thế này rất thích hợp với các bố hoặc mẹ có bàn tay vững chãi, to khỏe. Nhiều nghiên cứu cho thấy, đây là một trong những tư thế ưa thích nhất của các bé sơ sinh. Cách bế bé như sau:

  • Để bé nằm sao cho phần bụng của bé ở phía trên đòn cánh tay của bố hoặc mẹ, đầu bé quay về phía khuỷu tay.
  • Hai chân bé nép sát trên bàn tay của người bế. Tay còn lại đặt trên lưng bé để giúp con cảm thấy an toàn và dễ chịu.

Tư thế bế nằm sấp này rất thích hợp để giúp bé ợ hơi sau khi ăn no.

Tư thế bế ngang

Có thể nói đây chính là cách bế em bé dễ nhất. Nhiều bé có thể đi vào giấc ngủ nhanh chóng khi được mẹ bế trong tư thế này. Cách bế bé như sau:

  • Nâng bé từ từ bằng cách luồn một tay xuống đỡ đầu và cổ trong khi tay kia luồn dưới hông và mông bé. 
  • Bố mẹ giữ nguyên cánh tay đang đỡ phần hông, nhẹ nhàng luồn tay đang đỡ đầu xuống lưng sao cho phần đầu, cổ và thân bé nằm dọc theo cánh tay. Lúc này, đầu và cổ bé sẽ tựa vào chỗ gập khuỷu tay của bố mẹ.

Khi bế, hãy để bé áp sát vào người, đung đưa nhẹ nhàng khi muốn dỗ bé ngủ hoặc trấn an khi bé quấy khóc.

Bé ngủ nhanh hơn khi được bế ngang như vậy (Nguồn: Internet)

Bế ngang cho bé bú

Đây là tư thế bế ngang phổ biến nhất dành cho các bé sơ sinh 3 tháng đầu mỗi khi đến giờ ti mẹ. Với cách này, mẹ hoàn toàn thoải mái khi cho con bú dù là đang đứng hay ngồi.

Khi bế bé sơ sinh ở tư thế nằm ngang, mẹ cần lưu ý:

  • Luôn luôn dùng tay đỡ cổ và đầu bé trên vùng khuỷu tay. Một tay làm chỗ tựa cho hông và lưng bé.
  • Để bé nép sát vào ngực mẹ. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy ấm áp và dễ chịu.

Tư thế mặt đối mặt

Những lúc bé tỉnh táo và đã ăn no sữa, đây sẽ là khoảng thời gian thích hợp để mẹ chơi và trò chuyện, giúp bé sớm phát triển về não bộ. Với tư thế này, bé có thể quan sát toàn bộ gương mặt, ánh mắt của mẹ. Mẹ có thể giao tiếp bằng mắt với bé, dạy bé cách biểu hiện cảm xúc và ngôn ngữ.

Cách bế bé như sau:

  • Một tay đỡ đầu và cổ của bé. Thân người bé nằm trên cánh tay của mẹ.
  • Tay còn lại làm chỗ tựa cho phần hông và lưng của bé.

Mẹ bế bé ở tư thế này và trò chuyện, cười nói cùng bé (Nguồn: Internet)

Tư thế bế ghế ngồi

Tư thế này thường thích hợp với các bé từ 3 tháng tuổi trở lên, khi cổ đã cứng cáp. Lúc này, bé rất tò mò và ham hiểu biết về thế giới xung quanh. Cách bế quay mặt ra bên ngoài như vậy sẽ giúp bé ngắm nhìn mọi vật xung quanh và trải nghiệm mọi thứ hiệu quả nhất.

Cách bế bé như sau:

  • Đặt thân và lưng bé quay lại, nép sát với ngực bố mẹ để giúp nâng đỡ phần đầu và cổ của con.
  • Một tay choàng quanh người bé, giúp con không bị nghiêng ngả. Tay còn lại nâng đỡ phần hông để bé cảm thấy vững chãi và an toàn như đang ngồi trên một chiếc ghế dành riêng cho mình.

Đặt bé trên đùi

Tư thế này vừa thích hợp cho mẹ và bé trò chuyện hoặc những lúc bé bú sữa bình. Cách bế bé như sau:

  • Mẹ ngồi nép sát đùi. Sau đó đặt bé trên đùi mẹ.
  • Dùng 2 tay đỡ cổ và đầu bé sao cho đầu bé ở gần đầu gối của mẹ.

Mẹ cần đảm bảo thân người bé được nâng đỡ và che chắn bởi hai cánh tay của mẹ, từ đó tạo cảm giác an toàn và vững chãi cho bé.

Việc bế em bé không phải dễ dàng với những người lần đầu làm bố mẹ. Tuy nhiên, chỉ cần chú ý quan sát và tập luyện, bố mẹ chắc chắn làm được.

Tin tức liên quan

Cách Massage Chữa Táo Bón Cho Bé

Cách Massage Chữa Táo Bón Cho Bé

Táo bón ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất thường gặp và khiến trẻ dễ bị quấy khóc, chán ăn làm cho bố mẹ lo lắng. Vậy chữa táo bón cho trẻ sơ sinh như thế nào? Hãy cùng xem qua cách massage chữa táo bón cho bé dưới đây nhé!

Tổng hợp những câu nói tâm đắc về 1000 ngày Kỳ Diệu

Tổng hợp những câu nói tâm đắc về 1000 ngày Kỳ Diệu

Sau buổi workshop “1000 ngày tạo nên điều kỳ diệu”, các bố mẹ ắt hẳn đã gặt hái cho mình được nhiều điều bổ ích. BB xin tổng hợp lại những câu nói vừa ấn tượng vừa giúp bố mẹ có thêm kiến thức về 1000 ngày quan trọng này nhé!

DINH DƯỠNG GIÚP BÉ TĂNG ĐỀ KHÁNG MÙA DỊCH

DINH DƯỠNG GIÚP BÉ TĂNG ĐỀ KHÁNG MÙA DỊCH

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng không những cung cấp năng lượng cho bé hoạt động vui khỏe cả ngày mà còn góp phần bảo vệ bé trước dịch cúm Covid-19. Hiện nay, bệnh cúm do virus SARS-CoV-2 gây ra vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa cũng như thuốc điều trị đặc hiệu. Cách [...]
LỢI ÍCH THẦN KÌ CỦA MASSAGE ĐỐI VỚI BÉ

LỢI ÍCH THẦN KÌ CỦA MASSAGE ĐỐI VỚI BÉ

Massage là quá trình chuyển năng lượng cơ học sang các mô mềm của cơ thể bằng những động tác xoa, nắn qua da. Bên cạnh việc gắn kết tình cảm giữa ba mẹ và bé thông qua các cử chỉ vuốt ve, hoạt động này còn mang lại rất nhiều lợi ích trong việc [...]
5 MẸO CHĂM SÓC DA CHO BÉ, MẸ BIẾT CHƯA?

5 MẸO CHĂM SÓC DA CHO BÉ, MẸ BIẾT CHƯA?

Bé nhỏ với làn da mỏng manh và nhạy cảm rất dễ mắc phải các chứng bệnh ngoài da, khiến ba mẹ lo lắng. Chính vì vậy, ba mẹ luôn cần lưu ý trong việc vệ sinh, và chọn lựa các sản phẩm cho làn da bé. Cùng điểm qua 5 mẹo chăm sóc da [...]
BÉ NẰM SẤP VÀ NHỮNG LỢI ÍCH TUYỆT VỜI BA MẸ CHƯA BIẾT

BÉ NẰM SẤP VÀ NHỮNG LỢI ÍCH TUYỆT VỜI BA MẸ CHƯA BIẾT

Nhiều ba mẹ thường cho bé nằm ngửa vì nghĩ rằng đây là tư thế tự nhiên nhất. Tuy nhiên theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia thì việc cho bé sơ sinh nằm sấp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Tập cho bé nằm sấp là một hoạt động quan trọng mà ba [...]
Cô trị liệu viên Lê Kim Thảo: “Thương bé thôi chưa đủ, phải thương bé số 1 cơ!”

Cô trị liệu viên Lê Kim Thảo: “Thương bé thôi chưa đủ, phải thương bé số 1 cơ!”

Chăm sóc và hỗ trợ các bé là công việc của người trị liệu viên. Nhưng đó không chỉ là một công việc, mà còn là tình thương, niềm hạnh phúc của các cô. Cùng BB hỏi nhỏ cô Lê Kim Thảo, đã làm công việc trị liệu viên 3 năm tại BB Wellness, để [...]
6 Kỹ năng xã hội nên dạy bé khi bé lên 3 tuổi

6 Kỹ năng xã hội nên dạy bé khi bé lên 3 tuổi

Nhiều người vẫn nghĩ trẻ con không biết gì cả, cứ để trẻ cư xử một cách tự nhiên bản năng nhất mà không cần phải mài dũa quá sớm. Thế nhưng sự thật lại không phải như vậy, khả năng tiếp thu của trẻ từ 1- 6 tuổi là cực kỳ nhạy bén. Nếu [...]
Bé nên ăn gì trước và sau khi bơi?

Bé nên ăn gì trước và sau khi bơi?

Nhiều bé thường xảy ra  tình trạng nôn mửa đau bụng sau khi bơi về. Mặc dù sức khỏe bé vẫn tốt và khi bơi đã thực hiện các bước khởi động đúng theo chỉ dẫn từ chuyên viên. Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng, nôn mửa [...]
Cách hạn chế bé sơ sinh bị ọc sữa

Cách hạn chế bé sơ sinh bị ọc sữa

Ọc sữa sau bú là hiện tượng phổ biến ở bé sơ sinh, nếu tình trạng này diễn ra liên tục sẽ gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày của bé. Cùng tham khảo bài viết để tìm ra đâu là những nguyên nhân làm bé bị ọc sữa cũng như cách khắc phục nhé! [...]