Giữa tình hình dịch Covid-19 hoành hành với những diễn biến khó lường như hiện nay, điều quan trọng là ba mẹ cần phải tăng cường hệ miễn dịch cho bé để virus không có cơ hội gây bệnh.
Khác với vi khuẩn, virus không thể bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh, mà là bởi chính các “hiệp sĩ” có trong hệ thống miễn dịch, tự tìm tòi và tiêu diệt các loại “kẻ xâm nhập lạ” là virus. Quá trình các “hiệp sĩ” miễn dịch chiến đấu chống virus sẽ tạo ra phản ứng trên cơ thể như sốt, rối loạn một số chức năng, sưng tấy một số vùng cơ thể… Lúc này thuốc kháng sinh sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng trên. Do đó ba mẹ cũng đừng quá lạm dụng kháng sinh khi bé bị cảm do virus, hoặc là dùng kháng sinh để phòng bệnh cho bé nhé. Việc quan trọng nhất vẫn là chuẩn bị cho bé một hệ thống miễn dịch tốt.
Đảm bảo thực đơn ăn uống cho bé đa dạng
Các loại rau củ và trái cây chứa rất nhiều các loại vitamin và khoáng chất hỗ trợ tốt cho việc tăng sức đề kháng: vitamin C chống vi khuẩn xâm nhập, vitamin A hỗ trợ thị lực và kali giúp duy trì mức huyết áp khỏe mạnh. Tuy nhiên bé thường rất ngại ăn rau củ. Ba mẹ hãy làm thực đơn đa dạng hơn với nhiều cách chế biến rau củ khác nhau. Điều này sẽ giúp kích thích vị giác của bé tốt hơn. Bên cạnh đó, các sản phẩm bổ sung như sữa chua sẽ cung cấp men vi sinh, giúp bé tiêu hóa tốt hơn và bảo vệ hệ đường ruột, tăng cường sức đề kháng với các bệnh về đường tiêu hóa.
Ngoài ra cũng cần cho bé uống đủ nước. Nước có tác dụng vận chuyển bạch cầu đi khắp cơ thể và đào thải những chất độc thông qua tiết mồ hôi. Uống một lượng nước đủ có tác dụng tăng cường trao đổi chất, giúp tim bơm máu hiệu quả hơn và vận chuyển oxy trong máu cùng chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho các tế bào.
Các loại rau củ quả chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu (Nguồn: Internet)
Cho bé ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ sẽ khiến hệ miễn dịch của bé bị suy yếu do cơ thể không đủ thời gian để sản xuất tế bào bạch cầu. Các bé sơ sinh cần ngủ khoảng 16 tiếng mỗi ngày, các bé vừa biết đi cần ngủ 12-14 tiếng mỗi ngày. Không nhất thiết phải ép bé đi ngủ quá sớm mà ba mẹ có thể cho bé ngủ một giấc ngắn giữa ngày, vừa giúp đủ thời lượng ngủ cần thiết mà bé lại đủ tỉnh táo và sức khỏe để vui chơi.
Nên tập cho bé thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Hãy cho bé ăn hoặc bú nhiều hơn vào buổi chiều để bé không bị đánh thức vào buổi tối vì cơn đói, giúp ngủ ngon và sâu giấc. Buổi tối không nên cho bé hoạt động quá nhiều dễ khiến bé giật mình, thức giấc khi đang ngủ.
Bé sơ sinh cần ngủ khoảng 16 tiếng mỗi ngày (Nguồn: Internet)
Massage và cho bé vận động
Theo Tổ chức chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh, bé thường xuyên phải đối mặt với tác nhân gây stress như tiếng ồn lớn và ánh sáng mạnh. Lúc này, massage đóng vai trò giúp bé giảm căng thẳng và thư giãn, giúp hệ miễn dịch của bé không bị stress ảnh hưởng.
Ba mẹ có thể cho bé đến BB Wellness bơi và massage để tăng cường sức khỏe ngay từ bây giờ. Vận động, đặc biệt là đi bơi và massage chính là cách hiệu quả để bé yêu được cải thiện toàn diện các bộ phận và hệ thống chức năng của cơ thể như hệ tiêu hóa, hệ cơ xương, hệ hô hấp… Khi các bộ phận này hoạt động tốt và nhịp nhàng, ngay lập tức bé sẽ ăn ngoan ngủ ngoan hơn. Và về lâu dài, vận động giữ cho cơ thể được khỏe mạnh, hệ miễn dịch được tăng cường.
Bơi vận động và massage là cách tăng cường sức đề kháng hiệu quả (Nguồn: BB Wellness)
Nhắc nhở bé giữ vệ sinh cá nhân
Vệ sinh cá nhân tốt sẽ giúp hệ miễn dịch bé không làm việc quá tải. Hãy dạy bé cách rửa tay đúng quy trình chuẩn 6 bước của Bộ Y Tế vào các thời điểm: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi hắt hơi, hỉ mũi hoặc ho, sau khi chơi và tiếp xúc với thú cưng. Ngoài ra, bé cũng cần phải rửa tay sau khi đến những nơi công cộng như sân chơi, siêu thị,…
Bước 1: Làm ướt hai bàn tay, sử dụng dung dịch rửa tay hoặc thoa bánh xà phòng lên hai lòng và mu bàn tay cho xà phòng dàn đều.
Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia với các ngón tay đan vào nhau để các kẽ tay được làm sạch và ngược lại.
Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, đồng thời đan và miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón tay
Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
Bước 5: Nắm ngón cái bàn tay kia và chà ngón tay theo chuyển động tròn rồi đổi tay.
Bước 6: Chà các đầu ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch xà phòng dưới vòi nước, sau đó dùng khăn sạch thấm khô tay.
Ba mẹ cũng cần nhắc nhở bé không được dùng tay để dụi mắt, mũi hay đưa tay vào miệng vì điều này sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Cần hình thành cho bé thói quen rửa tay với xà phòng và nước sạch (Nguồn: Internet)
Bảo vệ môi trường sống xung quanh
Không chỉ quan tâm chăm sóc sức khỏe của bé, việc giữ gìn vệ sinh nhà ở và không gian xung quanh cũng rất quan trọng. Đặc biệt với các bé ở giai đoạn bò trườn, có thói quen ngậm tay hay đồ chơi, ba mẹ phải đặc biệt lưu ý làm sạch đồ chơi và cũng hạn chế các thói quen không tốt này của bé. Ba mẹ cũng cần thường xuyên lau chùi các vật dụng trong nhà, mở cửa sổ thông thoáng. Ngoài ra, hạn chế đưa bé đến những nơi nhiều bụi và các khu vực công cộng có khói thuốc lá. Việc sống trong một môi trường sạch sẽ giúp đảm bảo sức khỏe và hạn chế việc quá tải lên hệ miễn dịch của bé.