BB Wellness

ĐẶT HẸN

Bài viết

title-baby-decor

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cúm

Trẻ dưới 6 tháng tuổi là đối tượng có nguy cơ chịu biến chứng nghiêm trọng từ việc không điều trị dứt điểm bệnh cúm. Vì giai đoạn này, sức đề kháng của trẻ quá yếu, khó có thể tạo ra kháng thể chống lại virus cúm. Vậy nên việc bảo vệ trẻ chống lại virus cúm phụ thuộc vào việc đảm bảo sức khỏe và an toàn vệ sinh của người chăm sóc.

Trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi có nguy cơ chịu biến chứng cúm cao nhất

Trẻ em từ dưới 5 tuổi (đặc biệt dưới 2 tuổi) có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm. Theo CDC (trung tâm kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) ước tính kể từ 2010, số ca nhập viện liên quan đến cúm ở trẻ trong giai đoạn này giao động từ 7.000 đến 26.000 tại Mỹ. Ở các nước Châu Á, số lượng trẻ em mắc cúm lên đến 1,5 triệu ca (2016).

Bệnh cúm ở trẻ để lại những biến chứng như viêm phổi (phổi nhiễm trùng), mất nước lâu dài dẫn đến các bệnh về tim hoặc hen suyễn, rối loạn chức năng não, các bệnh lý liên quan đến xoang và nhiễm trùng tai. Một số trường hợp dẫn đến tử vong.

Để ngăn ngừa cúm CDC khuyến nghị trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên nên được tiêm chủng ngừa cúm mỗi năm.

Cách phòng ngừa cúm cho người chăm sóc trẻ nhỏ hơn 5 tuổi

Nên tiêm ngừa vắc – xin cúm

Tiêm ngừa vắc-xin cúm hàng năm là cách đầu tiên và tốt nhất để bảo vệ chống lại cúm. Là người chăm sóc trẻ nhỏ, bố mẹ nên chủng ngừa cúm và đảm bảo rằng những người chăm sóc khác và tất cả các thành viên trong gia đình (từ 6 tháng tuổi trở lên) cũng được tiêm vắc-xin mỗi năm. Khi tiêm vắc-xin, sẽ ít bị cúm hơn và do đó ít có khả năng lây bệnh cúm cho trẻ.

  • Giữ cho bản thân người chăm sóc và trẻ tránh xa những người bị bệnh nhiều nhất có thể.
  • Nếu người chăm sóc có các triệu chứng cúm, tránh tiếp xúc với trẻ. Cân nhắc sắp xếp cho một người khác chăm sóc trẻ nếu có thể.
  • Che mũi và miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, bỏ khăn giấy sau đúng nơi và rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch rửa tay.
  • Cố gắng không chạm vào mắt, mũi hoặc miệng khi vừa hắt hơi. Vì đó là nơi vi trùng thường lây lan nhất.
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào, đặc biệt là khi có người bị bệnh ở trong khu vực bạn sinh hoạt.

Dùng thuốc kháng virus

Sử dụng thuốc kháng virus có sẵn để điều trị cúm ở trẻ em và người lớn. Thuốc kháng vi-rút có thể làm cho bệnh thuyên giảm và rút ngắn thời gian bị bệnh. Ngoài ra nó cũng có khả năng phòng chống cúm và những biến chứng.

Thuốc kháng vi-rút khác với thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn là thuốc được kê theo toa (thuốc viên, chất lỏng hoặc dạng bột) dùng để điều trị cúm.

Thuốc kháng vi-rút hoạt động tốt nhất khi bắt đầu điều trị trong vòng 2 ngày sau khi bị cúm nhưng nếu dùng khi đã mắc bệnh vẫn có tác dụng. Đặc biệt nếu người bệnh bị cúm nặng hoặc có nguy cơ cao bị biến chứng cúm nghiêm trọng. Lưu ý, cần uống theo hướng dẫn của bác sĩ khi dùng các loại thuốc này.

CDC khuyến cáo rằng những người có nguy cơ cao bị biến chứng cúm nghiêm trọng nên được điều trị bằng thuốc kháng virus cúm càng sớm càng tốt nếu họ mắc phải cúm.

Lời khuyên dành cho việc chăm sóc trẻ nhỏ bị dưới 5 tuổi mắc phải bệnh cúm

Hiểu được quá trình lây lan của cúm

Virus cúm lây lan chủ yếu bằng các giọt nhỏ khi người bị cúm ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Những giọt này có thể rơi vào miệng hoặc mũi của những người ở gần. Người bị cúm có thể lây sang người khác trong phạm vi 2m. Một người có thể bị cúm bằng cách chạm vào bề mặt hoặc vật có virus cúm trên đó và sau đó chạm vào miệng, mũi, hoặc có thể là mắt của họ.

Thực hiện theo đúng các bước sau nếu người chăm sóc trẻ mắc phải cúm

  • Đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời tình trạng cúm của bạn. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán và kê toa phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn. Không nên tự ý dùng thuốc
  • Cố gắng giảm thiểu sự tiếp xúc với trẻ càng nhiều càng tốt, đặc biệt là nếu trẻ mà bạn chăm sóc nhỏ hơn 2 tuổi hoặc là một đứa trẻ lớn hơn nhưng sức đề kháng yếu.
  • Che mũi và miệng bằng khăn giấy khi hắt hơi hoặc ho và bỏ ngay khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác và rửa tay ngay sau đó.
  • Nhớ phải rửa tay thật sạch trước khi đến gần và tiếp xúc với trẻ. Cần vệ sinh thật sạch sẽ trước và sau khi cho trẻ ăn, chơi đùa với trẻ.

Cẩn thận quan sát khi trẻ có những dấu hiệu sau

Trong quá trình chăm sóc, bố mẹ cần phải lưu ý chặt chẽ đến bé để kịp thời phát hiện những dấu hiệu ban đầu của bệnh. Nếu trẻ bị sốt, thở nông, chậm hoặc thở nhanh, ít phản ứng hoạt động hơn bình thường hãy liên hệ ngay cơ quan y tế hoặc đến khám bác sĩ.

Nếu trẻ bị cúm, bố mẹ có thể sử dụng thuốc kháng virus theo chỉ dẫn của bác sĩ, nên nhớ sử dụng thuốc càng sớm càng tốt sẽ mang lại hiệu quả cao, hạn chế biến chứng tốt hơn việc chần chừ, chậm trễ.

Tin tức liên quan