BB Wellness

ĐẶT HẸN

Bài viết

title-baby-decor

NÊN LÀM GÌ KHI BÉ BỊ TIÊU CHẢY?

Tiêu chảy là bệnh lý phổ biến thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến tử vong. Vì thế, ba mẹ phải luôn thận trọng khi chăm sóc và theo dõi tình trạng sức khỏe của bé mắc bệnh tiêu chảy.  

Triệu chứng của bệnh tiêu chảy ở bé
  • Tần suất đi ngoài của bé gấp đôi, thậm chí là gấp ba so với bình thường.
  • Phân lỏng và có mùi hôi tanh.
  • Kèm theo các hiện tượng bé bị đau thắt bụng, buồn nôn, sốt hoặc đuối sức do mất nước khiến bé hay quấy khóc và mất ngủ. 

Nguyên nhân bệnh tiêu chảy ở bé 

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tiêu chảy ở bé:

  • Nguyên nhân thường gặp nhất là nhiễm trùng đường ruột do các vi khuẩn, ký sinh trùng có trong thức ăn không đảm bảo vệ sinh gây ra.
  • Hoặc do chứng kích thích ruột, dị ứng với các loại thức ăn không hợp với thể trạng của bé.
  • Ngoài ra, sử dụng thuốc kháng sinh khiến các vi khuẩn có lợi cho đường ruột bị diệt, phá vỡ sự cân bằng vi khuẩn trong cơ thể là lý do cho bệnh tiêu chảy ở bé. 

Chăm sóc bé bệnh tiêu chảy
  • Tiêu chảy gây ra tình trạng mất nước, điện giải, có thể nguy hiểm đến tính mạng của bé. Vì vậy, ba mẹ cần cho bé uống lượng nước nhiều hơn bình thường giúp bé nhanh chóng lấy lại sức.
  • Bên cạnh đó, mệt mỏi khi tiêu chảy khiến bé trở nên biếng ăn và có nguy cơ suy dinh dưỡng, ba mẹ nên chú ý luôn đảm bảo đủ lượng thức ăn và cho bé với những thực phẩm phù hợp.
  • Nếu bé có biểu hiện quấy khóc, không chịu ăn, ba mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn để bé dễ dung nạp dinh dưỡng hơn.

  • Ba mẹ không nên sử dụng sữa thay cho các bữa ăn của bé, vì bệnh tiêu chảy khiến men tiêu hóa ở đường ruột suy giảm, dẫn đến không thể phân giải đường lactose có trong sữa. Khi đó, lượng đường thừa này chuyển hóa thành acid lactic làm tình trạng bệnh ở bé nặng hơn.
  • Riêng với sữa mẹ sẽ không gây ra các hiện tượng ảnh hưởng đến bệnh của bé, sữa mẹ giúp bù lại lượng nước và dưỡng chất đã mất cho bé.

  • Ngoài ra, ba mẹ cần thường xuyên vệ sinh cơ thể và đồ dùng cá nhân của bé như: bình sữa, đồ chơi, chăn, gối nằm,…
  • Ba mẹ chọn lựa các thực phẩm đảm bảo vệ sinh, phù hợp với sức khỏe của bé, và chú ý bổ sung các loại vitamin và chất dinh dưỡng bé giảm đi sau bệnh như: kẽm, vitamin C,…

Khi bé có những dấu hiệu trở nặng hơn như đi ngoài liên tục hoặc ra máu, nôn ói nhiều lần, sốt cao hàng giờ liền… ba mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.

Tin tức liên quan