BB Wellness

ĐẶT HẸN

Bài viết

title-baby-decor

Làm gì khi bé cảm thấy sợ nước?

Bơi lội không chỉ là kỹ năng giúp trẻ hạn chế đuối nước mà còn giúp trẻ phát triển não bộ và thể chất. Thế nhưng đa số các bé lại có tình trạng sợ nước ở hồ, bể bơi dù rằng khi ở nhà bé rất thích vui đùa trong nhà tắm. Hiểu rõ nỗi sợ này của bé, các nhà khoa học từ viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra những biện pháp cụ thể, giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hồ bơi thường gặp.

Dưới đây là những câu trả lời từ các nhà khoa học về các vấn đề thường gặp của trẻ nhỏ xung quanh vấn đề này.

Tại sao trẻ lại sợ bơi?

Cũng giống như bất kỳ nỗi sợ hãi thời thơ ấu nào khác, sợ nước là điều hoàn toàn bình thường. Đối với trẻ nhỏ, nước là một ẩn số đáng sợ – một nơi xa lạ mà cô bé hay cậu bé ấy có thể cảm thấy bị mắc kẹt, không có lối thoát. Rốt cuộc thì bé là là một con cá nhỏ, trơn trong một cái ao lớn. Nhưng hãy yên tâm, có rất nhiều giải pháp giúp trẻ điều chỉnh và cảm thấy thoải mái khi gặp nước, ngay cả những vùng nước sâu và rộng.

Làm thế nào giúp bé vượt qua nỗi sợ bơi lội?

Có lẽ điều quan trọng nhất chính là sự kiên nhẫn. Mặc dù nỗi sợ nước của trẻ là bình thường, nhưng phụ huynh có thể không bao giờ biết chính xác điều gì đã kích hoạt nó. Có thể là do âm thanh đáng sợ nơi nhà tắm hoặc bé từng thấy những con vật xung quanh phải vùng vẫy để thoát khỏi tình trạng đuối nước.

Đừng cố đẩy bé, hối thúc bé bơi.

Hãy để con bạn biết rằng không việc gì phải sợ hãi. Nếu bé đang học bơi và thấy những đứa trẻ khác nhảy vào hồ bơi mà không do dự, bé có thể cảm thấy xấu hổ, điều này sẽ chỉ làm bé suy nghĩ tiêu cực về việc bơi lội. Hãy chắc chắn rằng người hướng dẫn bơi cho bé luôn theo sát động viên, hỗ trợ bé thật chậm rãi để bé từ từ làm quen với nước.

Cung cấp cho trẻ các thiết bị hỗ trợ phù hợp.

Cánh nước, phao và áo phao giúp hỗ trợ rất tốt cho người mới tập bơi. Mặc chúng chỉ một vài lần có thể đủ để truyền cảm hứng cho sự tự tin mà bé cần để bớt sợ nước. Nhưng chỉ cần nhớ rằng những thiết bị đó đôi khi mang lại cảm giác an toàn sai lầm cho cha mẹ và không có cách nào thay thế tốt cho việc thực sự có thể bơi – vì vậy hãy giữ con nhỏ của bạn ở ngang tầm tay dù cô ấy có đeo trợ giúp nổi hay không.

Nhưng phụ huynh cũng cần lưu ý không quá lạm dụng các thiết bị hỗ trợ dẫn đến mất kiểm soát bé lúc bơi hoặc tình trạng sử dụng thiết bị quá lâu dẫn đến bé không thể tự bơi được.

Hãy để trẻ “thử nước”.

Nếu thời gian tắm thường ngày của trẻ có xu hướng nhanh chóng, hãy dành thời gian để ngâm lâu hơn. Tập trung vào việc giúp bé thoải mái với một số kỹ năng bơi cơ bản mà bé có thể luyện tập trong bồn tắm, chẳng hạn như úp mặt xuống nước và thậm chí lật bụng và đá.  Luôn luôn ủng hộ và khích lệ tinh thần của bé.

Phụ huynh nên dành thời gian để xem xét việc cùng học bơi với trẻ. Bé sẽ vượt qua cảm giác sợ nước rất nhanh khi được ở cùng với bố mẹ.

Hãy nhớ rằng nỗi sợ bơi của bé sẽ vượt qua nếu bạn thực hiện đúng các bước và giúp bé thoải mái hơn trong nước mà không bị ép buộc. Hãy thật sự kiên nhẫn với bé, cùng bé vượt qua nỗi sợ để học được những bài học thú vị mà chỉ có bơi lội mới mang lại.

Tin tức liên quan