BB Wellness

ĐẶT HẸN

Bài viết

title-baby-decor

Hiểm họa của phong trào anti vaccine

Năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố danh sách liệt kê 10 thách thức lớn nhất đe dọa đến sức khỏe toàn cầu, trong đó có việc từ chối tiêm chủng vaccine.

Vấn đề được WHO gọi tên là Vaccine Hesitancy (tạm dịch: do dự vaccine), định nghĩa là sự miễn cưỡng hoặc từ chối tiêm vaccine mặc dù có thể tiếp cận chúng. Vì nguyên nhân nào đó, việc tiêm vaccine an toàn, hiệu quả và giá rẻ, nhưng nhiều người vẫn từ chối tiêm chủng cho bản thân và cho con mình. Cơn khủng hoảng vẫn đang được thúc đẩy bởi phong trào chống vaccine tràn lan trên toàn cầu. Nó đe dọa sẽ phá hủy những tiến bộ y tế mà con người đã đạt được trong việc phòng ngừa và loại bỏ những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng bằng vaccine.

Tình hình thế giới

  • Kết quả của một cuộc khảo sát được công bố vào năm ngoái cho thấy niềm tin của người Mỹ đối với vaccine đang tuột dốc đến mức nguy hiểm. Nhưng không có nghĩa là sự hoài nghi ngày càng tăng này chỉ giới hạn trong biên giới Hoa Kỳ.
  • Đơn cử, bệnh sởi đang trên đà quay trở lại trên toàn thế giới. Sởi là một bệnh nghiêm trọng và rất dễ lây lan. Nó có thể gây ra các biến chứng suy dinh dưỡng nặng hoặc thậm chí gây tử vong do các biến chứng của bệnh. Các biến chứng của bệnh bao gồm viêm não, tiêu chảy nặng, mất nước, viêm phổi, viêm tai và mù vĩnh viễn. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng, hệ thống miễn dịch yếu dễ bị biến chứng và tử vong. Bệnh có thể phòng ngừa được thông qua hai liều vaccine an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, phạm vi bao phủ toàn cầu với liều vaccine sởi đầu tiên đã bị sụt giảm ở mức 85%. Điều này là quá thấp so với 95% cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh và khiến nhiều người mắc bệnh. Phạm vi bao phủ ở liều thứ hai chỉ đứng ở mức 67%. Trong năm 2017, số ca mắc sởi được báo cáo tăng hơn 30% trên toàn thế giới, mặc dù căn bệnh truyền nhiễm này có thể dễ dàng phòng ngừa thông qua hai liều vaccine. Sự hồi sinh của bệnh sởi và các bệnh có thể phòng ngừa khác là một mối quan tâm thực sự và đó là điều mà WHO quyết tâm giải quyết trong năm 2019.

  • Theo một báo cáo mới được công bố cuối năm 2018 đầu năm 2019 của các tổ chức y tế hàng đầu ghi nhận các trường hợp mắc sởi tăng đột biến và rất nghiêm trọng vào năm 2017. Dịch sởi đã xảy ra ở tất cả các khu vực, bao gồm châu Mỹ, khu vực Đông Địa Trung Hải và châu u, ước tính toàn cầu có khoảng 110.000 ca tử vong liên quan đến căn bệnh này trong năm ngoái. Ngày 14/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã bày tỏ lo ngại cuộc chiến ngăn chặn sự lây lan của bệnh sởi đang bị thụt lùi trong bối cảnh số ca mắc phải căn bệnh này trên thế giới đã tăng gần 50% trong năm 2018.
  • Tiến sĩ Soumya Swaminathan, Phó Tổng Giám đốc Chương trình tại WHO cho biết, sự nổi dậy của bệnh sởi vô cùng nghiêm trọng, với sự bùng phát kéo dài xảy ra ở các khu vực và đặc biệt là ở các quốc gia đã đạt được hoặc gần đạt được loại trừ bệnh sởi. Nếu không có những nỗ lực khẩn cấp để mở rộng phạm vi tiêm chủng và xác định mức độ dân số trẻ em dưới hoặc không được tiêm chủng, chúng ta có nguy cơ mất hàng thập kỷ tiến bộ trong việc bảo vệ trẻ em và cộng đồng chống lại căn bệnh tàn khốc nhưng có thể phòng ngừa được này.

  • Nguyên nhân sâu xa của các đợt dịch bùng phát này là do những thông tin sai lệch về vaccine không những ở Châu u mà cả toàn cầu, các hệ thống y tế sụp đổ như ở Venezuela, các nhóm bảo hiểm không bao gồm tiêm ngừa ở Châu Phi và sự do dự với vaccine của người dân dẫn đến mức độ bao phủ của chích ngừa đang ngày một suy giảm, khiến căn bệnh tưởng chừng đã bị loại bỏ hoàn toàn đang trên đường quay trở lại vô cùng mạnh mẽ trên diện rộng của toàn cầu.
  • Để đối phó với những đợt bùng phát gần đây, các cơ quan y tế đang kêu gọi đầu tư bền vững vào các hệ thống tiêm chủng, bên cạnh những nỗ lực tăng cường các dịch vụ tiêm chủng thông thường. Những nỗ lực này phải tập trung đặc biệt vào việc tiếp cận các cộng đồng nghèo nhất, bị thiệt thòi nhất, bao gồm cả những người bị ảnh hưởng bởi xung đột và di dời.
  • Các cơ quan cũng kêu gọi các hành động để xây dựng sự hỗ trợ công khai trên diện rộng cho tiêm chủng, đồng thời khắc phục thông tin sai lệch xung quanh các loại vaccine trong cộng đồng.

Tình hình Việt Nam

  • Tại Việt Nam, vẫn còn nhớ dịch sởi năm 2014 xảy ra trên 61/63 tỉnh thành với số ca mắc tăng rất nhanh trong 4 tháng đầu năm, 80% các trường hợp mắc bệnh sởi không được chích ngừa trước đó. Đến năm 2018, số lượng bệnh sởi lại quay trở lại với số bệnh nhân tăng nhiều hơn, mặc dù độ bao phủ của thuốc chủng ngừa đã đạt 90%, tuy nhiên tích lũy hàng năm của số còn lại chưa được chích ngừa cùng với gia tăng dân số khiến khoảng trống chích ngừa càng ngày càng lớn.
  • Năm 2018, theo đúng chu kì dịch mỗi 4 năm, bệnh sởi đã quay lại Việt Nam với số lượng mắc tăng vọt, trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 2.942 trường hợp sốt phát ban tại 51 tỉnh, thành phố. Trong đó, 1.093 trường hợp dương tính với sởi tại 40 tỉnh, thành phố và tăng gấp 10 lần so với năm 2017. Độ tuổi mắc chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi có 628 trường hợp (chiếm 21,4%) và độ tuổi từ 1-4 tuổi có 1.106 trường hợp (chiếm 37,8%). Trong số đó, 399 trường hợp đã được tiêm chủng (chiếm 13,6%) còn lại là các trường hợp chưa được tiêm chủng và không rõ tiền sử tiêm chủng (chiếm 86,4%).
  • Để đối phó với tình trạng này, Bộ Y tế đã có nhiều hành động quyết liệt như tăng cường tiêm vét sởi tại các cơ sở trường học, cơ sở y tế, đồng thời tích cực khuyến khích việc phân loại bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị và sàng lọc bệnh. Tổ chức tuyên truyền giáo dục người dân đi chích ngừa, tham gia vào sàng lọc và cách li bệnh hạn chế lây lan trong cộng đồng.

Tin tức liên quan