Ở độ tuổi 6 tháng trở đi, bé bắt đầu có những biểu hiện e dè, sợ sệt khi gặp phải mọi người. Ba mẹ đừng quá lo lắng, đây là giai đoạn phát triển bình thường của bé. Tuy nhiên, nếu tình trạng này thường xuyên lặp lại và không được cải thiện kịp thời bé sẽ dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, stress,…
Vì đâu bé sợ mọi người xung quanh?
Thực ra, đây là một trong những mốc phát triển tâm lý đầu tiên của bé. Khi được 6 – 7 tháng tuổi, bé bắt đầu có ý thức về người quen, người lạ. Ở giai đoạn này bé có thói quen bám chặt mẹ và phản ứng quấy khóc hay trốn tránh với những người bé bé không biết. Nỗi sợ hãi này là ở giữa 6 – 8 tháng và đạt đỉnh cao ở tầm 14 – 18 tháng tuổi. Nó có thể kéo dài một vài tháng hoặc lâu hơn nữa.
Có rất nhiều nguyên nhân như:
- Yếu tố di truyền
- Môi trường sống hạn hẹp ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
- Đặc biệt, nguyên nhân lớn nhất lại nằm ở cách cư xử của ba mẹ:
- Nếu ba mẹ tự ti thì tự nhiên bé sẽ hình thành tính nhút nhát, không dám đương đầu, đấu tranh cho bản thân.
- Còn nếu ba mẹ quá yêu chiều bao bọc sẽ khiến bé không có cơ hội tự lập, mang tâm lý ỷ lại từ đó thiếu kinh nghiệm sống và trở nên nhút nhát sợ hãi với mọi việc.
Vậy làm sao để bé không còn sợ hãi?
Giúp bé cảm thấy thoải mái:
Hãy cho bé có cơ hội gặp gỡ mọi người trong môi trường an toàn và thoải mái. Ví dụ, bế bé nói chuyện với người thân họ hàng, bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Nếu bé khó chịu, hãy nhẹ nhàng an ủi bé và thử một cách khác. Ví dụ, ba mẹ và người họ hàng ấy có thể cùng chơi với bé. Nếu bé vẫn cứ khóc hãy đưa bé ra xa đến khi bình tĩnh lại. Sau đó thử lại vài lần nữa cho bé quen dần.
Kiên nhẫn:
Hãy nói chuyện với bạn bè người thân của ba mẹ về các tiếp cận bé, cần có một khoảng thời gian làm quen, từ từ, thận trọng và nhẹ nhàng dụ dỗ bé bằng những món đồ chơi. Ba mẹ nhớ phải kiên nhẫn với bé, đừng gượng ép. Ngoài ra, ba mẹ cũng không nên la mắng khi bé đang khóc hay bám chặt vào mình.
Lên kế hoạch trước
Nếu ba mẹ chuẩn bị gửi bé cho cô trông trẻ mới, nên để cô ấy đến nhà của mình ít nhất 20 phút trước khi ba mẹ rời khỏi nhà. Điều này giúp bé và cô trông trẻ có một khoảng thời gian để “làm quen” với nhau.
- Nếu mẹ là người chăm bé nhiều hơn, bé có thể sẽ cảm thấy lạ lẫm khi ở nhà một mình với ba, vì thế nên làm theo những bước như khi cho bé tiếp xúc với người lạ một cách kiên nhẫn.
Cho bé ra ngoài vui chơi
Ba mẹ nên cho bé cùng trẻ con trong xóm hay khu phố chơi đùa cùng nhau. Ban đầu, các bé có thể khó hoà nhập với nhau, như tranh giành đồ chơi hay đánh nhau. Nhưng chính vì điều này bé yêu nhà mình sẽ có cơ hội tiếp xúc với người khác, làm giảm chứng sợ hãi của bé.
Bên cạnh đó, ra ngoài vui chơi với bạn bè cũng là lớp học quý giá để ba mẹ hướng dẫn bé những cách cư xử trong cuộc sống. Điều đòi hỏi đầu tiên, ba mẹ cần là một tấm gương về lịch sự, biết nói cảm ơn, xin lỗi đúng lúc.
Cần gặp bác sĩ tâm lý khi:
Bé có những biểu hiện hiện sợ người lạ, thường xuyên đánh hay cắn người, sống khép kín. Sau một thời gian áp dụng những cách trên không hiệu quả ba mẹ cần đưa con đi gặp chuyên gia tâm lý để được tư vấn và điều trị.
Qua những thông tin bổ ích trên, BB Wellness mong rằng ba mẹ sẽ có cách giải quyết tốt nhất cho tình trạng sợ người lạ của bé, giúp bé tự tin bước ra thế giới rộng lớn học hỏi nhiều điều và phát triển bản thân hơn.