Giai đoạn một tuổi là một bước quan trọng trong sự phát triển của bé
- Sự cung cấp hệ thống dinh dưỡng trong giai đoạn này quyết định nhiều đến thể chất và trí tuệ của trẻ sau này. Việc nắm rõ chế độ dinh dưỡng tiêu chuẩn cho bé một tuổi cùng các chỉ tiêu và thông tin dinh dưỡng cần thiết là điều mà bất cứ cha mẹ nào cũng nên tham khảo, tìm hiểu.
Chế độ dinh dưỡng, cân nặng tiêu chuẩn của trẻ một tuổi
Một số lưu ý để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ một tuổi
Chế độ dinh dưỡng tiêu chuẩn cho bé một tuổi: Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé một tuổi một ngày bao gồm cháo, sữa, và bữa ăn nhẹ.
- Cháo: Một ngày bé có thể ăn 3 bữa cháo, cần đáp ứng đủ khoảng 40 gram gạo, 30 gram thịt hoặc cá, hải sản. Thỉnh thoảng bạn cũng có thể thay cháo bằng bột để đa dạng khẩu phần cho bé.
- Sữa: Lượng sữa cung cấp cho bé là từ 500 – 600ml một ngày, vào buổi sáng và tối trước khi bé ngủ.
- Bữa nhẹ: Các bữa ăn nhẹ mẹ có thể bổ sung cho bé là sữa chua, váng sữa, phô mai, hoặc trái cây mềm như đu đủ, dứa hấu, xoài chín, dưa gang…
Năng lượng cần cho bé trong ngày là: 800-1000 calo. Bốn nhóm chất thiết yếu mẹ phải đảm bảo cho bé là protein (thịt, phô mai, các loại cá, các loại đậu…); chất béo (dầu, bơ, lạc, vừng, sữa…); Chất khoáng và vitamin (hải sản, rau bó xôi, nấm, các loại đậu…); glucid (gạo tẻ, sắn khô…)
Cân nặng tiêu chuẩn cho bé một tuổi: Trong khoảng một tuổi, cân nặng phù hợp với bé trai là khoảng 9,6kg, cao 75,7 cm và mọc khoảng 6-8 chiếc răng nhỏ. Còn bé gái là khoảng 8,9 kg, cao 75,7 cm. Trong thời gian này, bé cũng sẽ tập đi một vài bước, nhận ra cha mẹ và và gọi những từ đơn giản.
Trong thời gian này có nhiều thay đổi về thể chất và tâm lý ở bé, bạn nên có sự theo dõi và kiến thức để có sự hỗ trợ tốt nhất.
- Mẹ nên lưu ý trong thời gian này bé đã có thể tập nhai, nên hãy tập nhai cho bé bằng rau củ nấu chín, và ăn cùng với cả nhà để tạo không khí cho bé.
- Không nên lạm dụng “nước hầm xương” quá nhiều bởi vì thời gian này bé đã cần ăn thức ăn rắn nhiều hơn. Mẹ có thể cho trẻ ăn ít cháo sau đó bổ sung thêm bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như sữa, nước cốt dinh dưỡng….Nếu trẻ ngán thit, mẹ cũng có thể “tạm” thay thế thịt bằng các thực phẩm từ đậu như sữa đậu nành, đậu phụ, bột đậu cũng rất giàu các axit amino thiết yếu và có protein rất giống với các loại thịt.
- Có nhiều bé sẽ gặp phải tình trạng biếng ăn, đây là một tình trạng phổ biến ở rất nhiều trẻ, bạn không nên la mắng, ép bé ăn….có thể sẽ gây phản tác dụng. Đối với các trường hợp này, bạn nên có sự tìm hiểu về sở thích của bé, trở thành một người bạn tâm lý để bé thoải mái hơn trong việc ăn uống.
- Khi bước vào giai đoạn mọc răng, bé có thể sẽ cầm nắm nhiều thứ và đưa vào miệng. Bạn cần chú ý để bé không bị hóc và ăn phải những thứ gây hại.