BB Wellness

ĐẶT HẸN

Bài viết

title-baby-decor

Cách hạn chế bé sơ sinh bị ọc sữa

Ọc sữa sau bú là hiện tượng phổ biến ở bé sơ sinh, nếu tình trạng này diễn ra liên tục sẽ gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày của bé. Cùng tham khảo bài viết để tìm ra đâu là những nguyên nhân làm bé bị ọc sữa cũng như cách khắc phục nhé!

Tại sao bé sơ sinh thường bị ọc sữa?

Đối với bé sơ sinh từ 1 – 2 tháng tuổi, hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện, các van dạ dày chưa đồng bộ các chức năng nên khi bú sữa có thể kèm theo hơi vào dạ dày, gây no.

Ngoài ra, ọc sữa cũng có thể là biểu hiện đầu của một số bệnh lý ở bé sơ sinh. Nếu mẹ thấy bé có các biểu hiện như: không bú sữa cũng ọc, ọc sữa rồi bú tiếp rồi lại ọc sữa liên tục, đang bú bỗng dưng khóc thét lên hoặc ưỡn bụng căng ra,… Mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kịp thời chữa trị. Không được tự ý xử lý các biện pháp tại nhà mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Cho bú không đúng cách là một trong những nguyên nhân làm cho bé bị ọc sữa (Nguồn: Internet)

Các cách hạn chế ọc sữa ở bé sơ sinh

Hạn chế bú bình

Đối với bé sơ sinh từ 1 đến 2 tháng tuổi, mẹ nên cho bé bú trực tiếp. Vì sữa từ vú mẹ không tự nhiên chảy vào miệng bé trừ khi bé thực hiện động tác mút vú, nên bé có thể nuốt sữa dễ dàng hơn, hấp thụ một lượng sữa vừa đủ nhu cầu và ít bị rối loạn nhu động thực quản.

Hơn nữa, khi mẹ hút sữa ra bình, một lượng chất dinh dưỡng cũng như kháng thể trong sữa đã bị giảm đi đáng kể, không còn 100% nguyên chất nữa. Và khi mẹ sử dụng bình sữa mà không chú ý chất lượng hoặc sát khuẩn không kỹ càng rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Bế bé sơ sinh đúng cách

Cách bế ôm: đưa đầu bé lên, đặt vào hốc khuỷu tay, sau đó một tay ôm lấy phần mông ngoài của bé, một tay ôm lấy phần mông trong của bé rồi bế lên là được. Đây là cách bế bé thường dùng nhất.

Cách bế ngồi: Dùng một tay đỡ đầu bé, một tay đỡ phần cẳng chân bé sao cho phần mông bé đặt lên hai đùi mẹ, khiến cho mặt bé và mẹ đối diện với nhau, phần thân trên của bé với đùi mẹ tạo thành một góc nhất định nhưng không được quá thẳng.

Cách bế nghiêng: Cách bế này dùng khi gội đầu cho bé. Dùng một tay đỡ đầu bé, tay kia đỡ hai chân bé, đưa bé nghiêng sang bên dưới nách mẹ sao cho phần hốc tay của tay đỡ đầu bé có thể kẹp lấy phần mông bé (dùng sức của khuỷu tay), tay kia có thể dùng để gội đầu cho bé hoặc làm các việc chăm sóc khác.

Cách bế thẳng: Dùng để giúp bé ợ hơi sau khi bú mẹ. Lấy hai tay ôm lấy bé, một tay đỡ phần gáy bé, tay kia đỡ phần mông bé, sao cho người bé thẳng và tựa vào vai mẹ, sau đó dùng tay đỡ đầu bé vỗ nhẹ trên lưng bé.

Tuyệt đối không được nhấc bổng bé sau khi mới bú xong (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khác

Chọn núm vú phù hợp với với bé, kiểm tra chất lượng, xuất xứ kỹ càng. Khi mua về không được sử dụng ngay mà phải lập tức sát khuẩn.

Sử dụng nước rửa chuyên dụng cho bình sữa.

Khi bú xong, không được cho bé nằm liền, mà phải cho bé ợ hơi trước khi nằm.

Tuyệt đối không cho bé vừa nằm vừa bú.

Nhìn chung, việc hạn chế ọc sữa ở bé sơ sinh không quá khó nếu như mẹ trang bị kỹ càng các kiến thức chăm sóc bé sơ sinh. Nếu trong trường hợp mẹ đã thử hết những cách trên nhưng bé không có dấu hiệu giảm, mẹ nên đưa bé đi khám vì đó có thể là một trong những dấu hiệu bệnh lý ở bé sơ sinh.

Tin tức liên quan