Nhiệt độ trung bình của trẻ em là 36 – 36,50C, khi bị sốt, nhiệt độ của trẻ sẽ tăng lên 37.50Cđến 380C.
- Trẻ sốt mọc răng và sốt do bệnh lý là hoàn toàn khác nhau. Sốt khi mọc răng ở trẻ không phải là một bệnh lý, mà có thể là do viêm lợi.
- Để biết cách hạ sốt cho trẻ mọc răng, bạn cần phải xác định chính xác tình trạng bệnh của trẻ để có giải pháp phù hợp giải quyết tình trạng này.
Một số dấu hiệu của trẻ khi bị sốt:
- Trẻ mệt mỏi, hay quấy khóc.
- Mặt trẻ đỏ và nóng. Cơ thể và hơi thở trẻ cũng nóng.
- Da lòng bàn tay bàn chân nhợt nhạt.
- Trẻ bị biếng ăn, có thể xuất hiện tình trạng nôn mửa hoặc trào ngược.
- Trẻ xuất hiện tình trạng chảy dãi.
- Nướu của trẻ bị sưng đỏ, từ đó trẻ rất thích ngậm thứ gì đó vào miệng.
Nếu gặp phải những dấu hiệu này, rất có thể con của bạn đã bước vào giai đoạn mọc răng và cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt để trẻ vượt qua giai đoạn này.
Những giải pháp để hạ sốt khi trẻ mọc răng:
1. Bổ sung nước cho trẻ
- Tình trạng sốt sẽ làm bé bị mất nhiều nước, vì thế mẹ cần phải tăng cường bổ sung nước cho trẻ trong giai đoạn này. Nước dành cho trẻ uống phải là nước ấm, cho uống từ từ và phân bổ thời gian hợp lý.
- Các món như soup, canh, cháo, sữa, nước trái cây cũng là những món bổ sung nước cho trẻ rất hiệu quả.
2. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt
- Nếu trẻ có dấu hiệu trên 38 độ, mẹ cần phải cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Những thuốc hạ sốt thường sử dụng để điều trị sốt ở trẻ em là Acetaminophen(Tylenol và Tempra), hay Ibuprofen (Advil, Motrin).
- Khi sử dụng thuốc hạ sốt, mẹ nên sử dụng kiên trì đến khi trẻ hết sốt để tránh tình trạng bị tái sốt.
- Mẹ cần phải lưu ý với aspirin bởi tác dụng mạnh của aspirin có thể gây suy gan ở trẻ.
3. Cho trẻ ăn bánh dặm
- Bởi vì khi mọc răng trẻ gặp rất nhiều triệu chứng khó chịu ngứa ngáy ở chân răng, luôn muốn tìm một thứ gì đó để căn hoặc ngậm. Để tiết chế tình trạng này, bạn có thể cho trẻ ăn bánh dặm hoặc dùng núm vú giả trong tủ lạnh rồi cho trẻ ngậm, nhai.
- Những loại bánh ăn dặm được bày bán rất nhiều ở các siêu thị, cửa hàng và cũng ít đường, chất bảo quản, không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. Bạn nên lưu ý không để trẻ tiếp xúc với những đồ chơi vuông thành sắc cạnh vì trẻ sẽ bỏ vào miệng nhai làm tổn thương lợi.
4. Lựa chọn quần áo cho trẻ phù hợp
Quần áo không phù hợp cũng có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng của trẻ. Quần áo quá chật, hoặc đắp chăn quá dày, làm cản trở sự bốc hơi của mồ hôi, hạn chế sự trao đổi chất, bé sẽ cảm thấy bức bối, khó chịu. Khi trẻ bị sốt, mẹ cần phải đảm bảo quần áo thoáng, rộng, thấm mồ hôi để bé luôn cảm thấy khô thoáng, khí huyết lưu thông.
5. Giữ vệ sinh răng miệng
Bạn cần phải giữ gìn vệ sinh cho trẻ trong giai đoạn trẻ mọc răng bằng cách cho trẻ uống nước lọc sau khi ăn, lau bằng khăn mềm, chải răng cho bé, và nên làm thường xuyên và nhiều lần trong ngày.
6. Lưu ý chế độ dinh dưỡng
Trong giai đoạn này, trẻ có thể sẽ gặp phải tình trạng chán ăn và khó tiêu. Để khắc phục, mẹ có thể thay đổi chế độ ăn bằng bột, sữa hoặc cháo loãng, đối với rau củ thì cần phải nấu chín nhừ trẻ để trẻ dễ ăn hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần phải tăng cường bổ sung những thực phẩm giùa viatmin C như cam, bưởi, khoai lang, rau củ xanh… sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc hạ sốt cho trẻ mọc răng.
7. Massage cho trẻ
- Massage cũng là một cách hạ sốt cho trẻ mọc răng vô cùng hữu hiệu. Massage giúp làm lưu thông máu, giãn nỡ các dây thần kinh và góp phần làm giảm những triệu chứng khó chịu của cơn sốt. Mẹ có thể massage cho trẻ bằng dầu bạc hà, tinh dầu này sẽ giúp thông mũi, xoang, làm thông thoáng hệ hố hấp của bé và mang lại cảm giác thư giãn.
- Cách massage là mẹ dùng tinh dầu bạc hà thoa lên ngực và hai bên thái dương của trẻ rồi xoa nhẹ.
8. Tắm cho trẻ
- Theo một số nghiên cứu, tắm có thể làm sạch những virus, vi khuẩn bám xung quanh môi trường và cơ thể trẻ, có khả năng giúp trẻ hạ sốt.
- Mẹ nên lưu ý là tắm cho trẻ bằng nước ấm và tắm ở nơi kín gió, lau khô và mặc kín quần áo trước khi ra ngoài. Không để trẻ ngâm lâu trong nước.
- Khi tắm, mẹ cũng có thể kết hợp xông hơi cho bé bằng cách nhỏ một vài giọt tinh dầu tràm hoặc oải hương, giúp cơ thể trẻ tăng cường tiết mồ hôi và loại bỏ chất độc.
9. Chia các cữ bú
Sốt có thể khiến trẻ chán ăn hoặc không muốn bú mẹ. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên tăng cường các cữ bú bằng cách chia nhỏ thành nhiều cữ bú để đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết. Nếu trẻkhông bú được, mẹ có thể vắt sữa và cho trẻ uống sữa bằng thìa.
10. Chườm cho trẻ
Chườm là biện pháp truyền thống được nhiều ngời áp dụng cho nguời đang bị sốt. Đối với trẻ, mẹ cũng có thể áp dụng cách này để hạ nhiệt độ hiệu quả. Nên lưu ý cần phải chườm ấm chứ không nên chườm lạnh, tại các vùng dễ thu nhiệt như trán, cổ, nách …
Nếu sau khi thực hiện các biện pháp này mà nhiệt độ của trẻ vẫn không thay đổi kèm với các triệu chứng như liên tục sốt, lả người, phát ban, thậm chí co giật thì có thể trẻ không bị sốt do mọc răng mà sốt do một bệnh lí khác. Trong trường hợp này, mẹ cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sỹ sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.