Hành trình làm bố mẹ đầy hạnh phúc và cũng lắm khó khăn. Nhưng chỉ cần trang bị đầy đủ kiến thức và chăm chỉ tập luyện, chắc chắn bố mẹ sẽ chăm sóc bé thật tốt.
Từ lúc bé sinh ra cho đến khi biết cười, biết nói, chắc hẳn bố mẹ đã trải qua nhiều giây phút lúng túng. Hãy học ngay 8 bí quyết chăm sóc bé sơ sinh của các bác sĩ chuyên khoa tại Mỹ để việc chăm sóc bé trở nên dễ dàng hơn.
Hiểu tiếng khóc của bé
Theo các bác sĩ Nhi khoa tại Hoa Kỳ, tiếng khóc của bé sơ sinh không phải lúc nào cũng giống nhau. Tùy theo nhu cầu của bé mà mỗi lần khóc bé lại phát ra 1 tín hiệu riêng:
Tiếng khóc “neh” có nghĩa là: “Con đang đói”.
Con khóc “owh” nghĩa là: “Con đang buồn ngủ”.
Bé khóc “heh” thì tức là con đang khó chịu
Còn con khóc “eh” thì tức là “Con cần phải ợ”.
Tiếng khóc của bé là tín hiệu cho các nhu cầu khác nhau (Nguồn: Internet)
Cách dỗ bé nhanh nín khóc
Khóc là bản năng của trẻ nhỏ, tuy nhiên việc khóc quá nhiều có thể khiến bé bị nấc cụt, nôn trớ hay viêm họng. Vì thế, bố mẹ không nên để bé khóc quá nhiều hay quá lâu.
Theo tiến sĩ Robert Hamilton, cách để dỗ bé ngừng khóc rất đơn giản. Đầu tiên, mẹ hãy đặt hai cánh tay của bé ngang ngực và đỡ lấy con nhẹ nhàng. Tiếp theo, bế bé lên rồi đu đưa ở góc 45 độ để giúp bé cảm thấy dễ chịu và có thể bình tĩnh trở lại.
Bí quyết cho bé ngủ ngon
Bé sơ sinh khi chưa có khả năng lật hay xoay trở người thì bố mẹ phải cực kỳ chú ý đến việc sắp xếp giường cũi gọn gàng. Đồ chơi, chăn, gối không chỉ khiến bé khó đi vào giấc ngủ mà còn có khả năng đè lên người làm bé khó thở, thậm chí là tử vong.
Do đó, bố mẹ nên đặt bé ngủ trên bụng mình hoặc trên giường, cũi sau khi đã dọn dẹp đồ đạc gọn gàng. Không nên đặt bé ngủ ở ghế hoặc sofa vì có thể khiến con gặp nguy hiểm.
Giường của bé nên được sắp xếp gọn gàng (Nguồn: Internet)
Tập cho bé đi ngủ đúng giờ
Tiến sĩ Erin Leichman khuyên rằng, khi bé đã lớn hơn và biết xem tranh ảnh thì bố mẹ nên chuẩn bị một cuốn sách phù hợp với độ tuổi của bé và đặt gần giường ngủ. Việc này giúp tiết kiệm thời gian cho khâu chuẩn bị đi ngủ và tăng tốc thói quen đi ngủ của bé.
Bé nên được ngủ trong phòng yên tĩnh, không có ánh sáng để dễ đi vào giấc ngủ hơn. Mẹ cũng nên rèn cho bé thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ để thiết lập nhịp sinh học, có lợi cho giấc ngủ và sự phát triển của bé.
Nhận biết bé đang đói bụng
Nhận biết bé đang đói là 1 trong những bí quyết chăm sóc bé sơ sinh mẹ cần biết. Nghe có vẻ khó khăn nhưng thực ra mẹ chỉ cần để ý 1 chút là có thể dễ dàng nhận ra ngay.
Trước khi khóc đòi ăn, hầu hết các bé đều phát tín hiệu cho bố mẹ biết mình đang đói bụng. Bé thường có hành động rúc rích và di chuyển cằm như thể đang tìm kiếm bình sữa. Cùng với đó, bé hay cho tay vào miệng, ngậm môi hoặc thè lưỡi.
Cho tay vào miệng là một dấu hiệu của việc bé đang đói bụng (Nguồn: Internet)
Giới thiệu thức ăn mới cho bé
Bố mẹ không nên đưa đồ ăn ra như phần thưởng mỗi khi bé ăn 1 món mới. Bởi vì điều đó sẽ làm bé ác cảm với đồ ăn và xem những món ăn có lợi cho sức khỏe như rau là không ngon. Phần thưởng cho bé nên là những tràng vỗ tay, 1 lời khen, 1 món đồ chơi nho nhỏ hoặc cho con xem bộ phim hoạt hình yêu thích.
Bố mẹ cũng đừng ép bé phải ăn hết phần đồ ăn mỗi khi giới thiệu 1 món mới. Nếu món đó không hợp khẩu vị thì con sẽ cảm thấy sợ ăn. Để giúp bé tiếp cận đồ ăn dễ hơn, bố mẹ chỉ nên cho con ăn thử 1 chút rồi tăng dần khẩu phần vào các lần sau.
Làm thế nào để biết con đã bú đủ hay chưa?
Bố mẹ hãy quan sát lúc cho bé bú. Nếu thấy má của bé tròn căng, không bị hóp có nghĩa là bé đã bú đủ sữa. Điều này đặc biệt chính xác khi bé có thêm các cử chỉ như chạm cằm vào bầu ngực mẹ và môi dưới trề ra.
Hy vọng rằng một số chia sẻ từ các bác sĩ Nhi khoa Hoa Kỳ trên đây sẽ giúp bố mẹ có thêm kinh nghiệm dắt túi trong hành trình nuôi dưỡng bé thật tốt.